Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Thừa Tự Pháp


Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác

THỪA TỰ PHÁP

Khi các Phật tử có tín tâm nơi Tam Bảo đến lúc làm cha mẹ, họ đều hy vọng rằng những đứa con mình sẽ thật sự thừa hưởng được gia tài Pháp Bảo. Để có thể biến mục đích này thành sự thực, ngay khi những đứa trẻ đến tuổi thành niên, chúng được cha mẹ khuyên đi xuất gia, trở thành Tỷ-kheo (hay Tu nữ), theo đúng Giới luật của Phật Giáo Nguyên Thủy. Khi điều này xảy ra, cha mẹ chúng cảm thấy hết sức hoan hỷ và mãn nguyện. Tuy nhiên, điều rất quan trọng là việc thừa tự Pháp này, phải đúng theo những điều Đức Phật đã chỉ dẫn và chấp thuận. Gia tài Pháp Bảo mà các Tỷ-kheo nên kế thừa từ Đức Thế Tôn đã được trình bày chi tiết trong bài Kinh Thừa Tự Pháp thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya Mūlapaṇṇāsapāli Dhammadāyāda Sutta).
Nguồn gốc của bài “Kinh Thừa Tự Pháp”(Dhammadāyāda Sutta)
Chú giải Kinh Trung Bộ đã giải thích về hoàn cảnh ra đời của bài Kinh Thừa Tự Pháp như sau:
Bài Kinh này được Đức Thế Tôn thuyết giảng nhân dịp có vô số các tài vật đã được cúng dường tới Tăng chúng. Hàng núi các tài vật được cung kính cúng dường như mưa tới Đức Toàn Giác. Sau khi được thọ ký, Đức Bồ Tát khao khát thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác và Ngài đã thực hành suốt cả bốn A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp để viên mãn ba mươi Ba-la-mật sau:
  1. Mười Ba-la-mật bậc hạ: là bố thí và từ bỏ tất cả các vật ngoại thân (tài sản, vợ con….)
  2. Mười Ba-la-mật bậc trung: là bố thí và từ bỏ các chi phần cơ thể không tổn hại mạng sống.
  3. Mười Ba-la-mật bậc thượng: là bố thí sinh mạng của chính mình.
Trong kiếp sống cuối cùng của mình, ba mươi ba-la-mật trên đã viên mãn tới mức tất cả các tài vật đủ loại đã được cúng dường tới Đức Phật, nhiều như thác đổ. Từ tất cả các phương hướng, tất cả các loại đồ ăn, thức uống, tất cả các loại xe cộ, y áo, dầu thơm, hương hoa, đèn cầy, đèn dầu và vô số các loại tài vật khác được chở tới cúng dường bởi các hoàng gia, các Bà-la-môn giàu có và các Đại thí chủ. Họ hỏi nhau:
Đức Thế Tôn hiện đang ở đâu? Chúng ta có thể tìm thấy Bậc Ứng cúng cao quý nhất ở đâu?”.
Họ đã chở tới chỗ Đức Phật hàng trăm cỗ xe được chất đầy tất cả các loại của cải vật chất đứng chờ cho tới lượt và tới giây phút được dâng cúng các phẩm vật này. Họ chờ đợi lần lượt từng người với hàng dãy dài những cỗ xe chất đầy phẩm vật trước tăng xá, vô cúng dường Đức Phật. Bất cứ nơi nào Đức Phật đặt chân tới, cũng có hàng đoàn người theo sau, để chờ dịp được cúng dường đến Ngài. Không phải chỉ riêng Đức Phật mà cả Tăng đoàn cũng tràn ngập trong các tài vật cúng dường. Mô tả về sự phong phú tới mức thừa thãi những phẩm vật này, một số đoạn kinh Pāli đã viết:
Vào thời đó, Đức Thế Tôn đã nhận được sự trọng vọng, sùng kính, tôn thờ, yêu thương, cung kính cũng như các tứ vật dụng là vật thực, y, tự viện, thuốc men cúng dường nhiều không kể xiết”.
Này Cunda, đây là thời kỳ đỉnh cao của hội chúng và Tăng Đoàn. Này Cunda, ta không thấy bất cứ Tăng đoàn nào trong giáo pháp của ta có thể đạt đến sự cực thịnh về tài vật cúng dường, về tiếng tăm và các tùy tùng nhiều như Tăng Đoàn hiện nay”.
Vô Số Các Vật Phẩm Cúng Dường Tới Tăng Đoàn
Bhikkhūnampi yebhuyyena kappasatasahassaṃ tatobhiyyopi pūritadānapāramisañjayattā tadā mahālābha-sakkāro uppajji. (MT. 1.180)
Vào thời đó, không biết bao nhiêu quà biếu, vật dụng, tặng phẩm đã được cúng dường tới Tăng Đoàn, nhờ vào năng lực của ba-la-mật bố thí đã được tích trữ và phát triển suốt cả một trăm ngàn đại kiếp hoặc lâu hơn thế nữa”.
Ở đây, chúng tôi muốn bàn rõ thêm về ba-la-mật cần được phát triển bởi các vị đệ tử, cũng như thời gian cần thiết để thành tựu nó.

Ba-la-mật (Pāramī)

Thời Gian Cần Thiết Để Phát Triển và Thành Tựu Ba-la-mật.
Tasmā paccekabuddhabuddhasāvakānaṃ sabbesaṃ patthanā ca abhinīhāro ca icchitabbo. (MA.1.180)
Theo chú giải, Đức Phật muốn tất cả các đệ tử phải:
  1. Phát Đại Thiện nguyện hướng tới Trí Tuệ giác ngộ
  2. Luôn có tâm khao khát mãnh liệt nhất để phát triển các ba-la-mật (được hiểu là sự viên mãn) dẫn đến thành tựu Trí Tuệ Giác ngộ.
Imesaṃ pana sabbesampi adhikāro ca chandatāti dvaṅgasamannāgatoyeva abhinīhāro hoti. (ApA.1.155) [p.7] (ApA.1.158)
Tất cả các đệ tử của Đức Phật cần có đầy đủ đặc tính sau:
  1. Đại Thiện nguyện (Adhikāra)
  2. Khao khát mạnh mẽ đạt tới Trí Tuệ Giác ngộ mà họ đã phát nguyện hướng đến.
Chỉ khi nào có đầy đủ được hai điều kiện này thì các vị Đệ Tử Phật mới có khả năng thành tựu các Ba-la-mật cần thiết để dẫn đến Trí Tuệ Giác ngộ.
Thế Nào Là Đại Thiện Nguyện (Adhikāra)
Chúng ta cần thiết phải giải thích về Đại Thiện Nguyện. Các vị Thánh Đệ Tử Phật có ba bậc như sau:
(1) Aggasāvaka: Thượng thủ Thanh Văn.
(2) Mahāsāvaka: Đại Thanh Văn.
(3) Pakatisāvaka: Thường Thanh Văn.
Trong số ba loại đệ tử này:
(1) Thượng thủ Thanh Văn (Aggasāvaka): ví dụ như Tôn giả Xá-lợi-phất và Tôn giả Mục-kiền-liên phải trải qua một A-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp để cuối cùng thành tựu được Trí Tuệ Giác ngộ.
(2) Đại Thanh Văn (Mahāsāvaka): như Tôn giả Đại-ca-diếp, Tôn giả Ānanda, Tôn giả Mahākaccī phải trải qua suốt một trăm ngàn đại kiếp để cuối cùng thành tựu Trí Tuệ Giác ngộ.
(3) Thường Thanh Văn (Pakatisāvaka): phải trải qua thời gian không hạn định, cho tới lúc nào thành tựu viên mãn các ba-la-mật, với khát khao mãnh liệt nhất.
Khi đã thành tựu được Trí Tuệ Giác ngộ theo như nguyện ước của mình, các Thượng thủ Thanh Văn, Đại Thanh Văn và một số bậc Thường Thanh Văn có được Vô Ngại Giải Trí. Những nhân để cho ra quả - là sự thanh tịnh của Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidā ñāna) này, được giải thích trong bộ Thanh Tịnh Đạo Visuddhi Magga và Chú Giải bộ Phân tích Tạng Vi Diệu Pháp Sammohavinodanī - như sau:
(1) Chứng đắc (Adhigama): do các ngài chứng ngộ Tuệ Đạo và Tuệ Quả A-la-hán.
(2) Tinh thông kinh điển (Pariyatti): do các ngài học Giáo Pháp của Đức Phật.
(3) Nghe (Savana): do các ngài nghe Pháp với lòng tôn kính.
(4) Hỏi (Paripucchā): do các ngài đã luận bàn đến từng tiểu tiết, tường tận những ý nghĩa khó hiểu hay hóc búa trong chú giải.
(5) Tiền nỗ lực (Pubbayoga): do có Nỗ lực Tiền Căn – tức là do các ngài đã gieo trồng và thành tựu việc tu tập từ những kiếp quá khứ.
Trên đây là năm nhân tố quyết định, được thành tựu nhờ có tâm khao khát mãnh liệt nhất.
Pubbayogo nāma pubbabuddhānaṃ sāsane gatapaccāgatikabhāvena yāva anulomaṃ gotrabhusamīpaṃ, tāva vipassanānuyogo. (VsM. 2.72)
Yāva anulomagotrabhusamīpanti saṅkhārupekkhāñāṇamāha. (MT.2.84)
Pubbayoga = Nỗ Lực Tiền Căn (Tiền nỗ lực) là các thiện Nghiệp mà các vị Tỷ-kheo đã phát triển trong rất nhiều kiếp quá khứ trong thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ, nó được thành tựu viên mãn nhờ:
(1) Họ đã thực hành Thiền Vipassanā trong suốt thời gian đi vào làng khất thực.
(2) Họ đã thực hành Thiền Vipassanā trong suốt thời gian từ làng về Tịnh xá.
Những vị Đệ Tử đã viên mãn những phẩm chất đặc biệt của yếu tố thứ năm là Nỗ Lực Tiền Căn (Pubbayoga) này sẽ đạt được Trí Tuệ sau:
  1. Tuệ Phân biệt Danh Sắc (hay gọi là Danh Sắc Phân Định Trí nāma-rūpa-pariccheda-ñāna).
  2. Tuệ Phân biệt Nhân Duyên (hay gọi là Duyên Xác Định Trí paccaya-parigaha-ñāna).
  3. Tuệ Minh Sát (Vipassanā)
Ba Tuệ này đã được phát triển suốt các thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ. Điều này chứng tỏ họ đã có Ba-la-mật Xuất Gia (vì đã từng là Tỷ-kheo) và đã hành thiền trong suốt thời gian đi bát.
Năm nhân tố quyết định trên chính là điều kiện cần được phát triển để thanh tịnh hóa Vô Ngại Giải Trí. Trong năm nhân trên thì:
- Nhân (1) Chứng ngộ (Adhigama) cần được viên mãn trong kiếp cuối cùng.
- Nhân (2) Tinh thông kinh điển (Pariyatti), nhân (3) Nghe (Savana), nhân (4) Hỏi (Paripucchā) cần được phát triển viên mãn trong các kiếp quá khứ và trong kiếp cuối cùng khi thành tựu Vô Ngại Giải Trí.
- Nhân (5) Nỗ lực Tiền căn (Pubbayoga) cần được thành tựu trong thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật trước hoặc từ các kiếp quá khứ.
Tất cả bốn nhân tố là: Tinh thông kinh điển (Pariyatti), Nghe (Savana), Hỏi (Paripucchā), Nỗ lực Tiền căn (Pubbayoga) được gọi là Đại Thiện Nguyện (Adhikāra), là hạt giống Ba-la-mật cần được học, phát triển và thành tựu nếu chúng ta muốn có Trí Tuệ Giác Ngộ. Muốn được vậy, mỗi người cần có một khát vọng cực kỳ mãnh liệt và sự kiên trì miên mật trong việc phát triển Đại Thiện Nguyện trên, cho tới lúc viên mãn Trí Tuệ Giác Ngộ. Một người chỉ khi thành tựu đủ hai yêu cầu sau thì mới tạo thành ba-la-mật trí tuệ của một vị Thanh Văn:
  1. Phát Đại Thiện Nguyện (Adhikāra) hướng tới Trí Tuệ giác ngộ
  2. Luôn duy trì một khát vọng cực kỳ mãnh liệt và cháy bỏng nhằm thành tựu Đại Thiện Nguyện.
Giải Thích của Chú Giải Bộ Phân Tích Tạng Vi Diệu Pháp
Pariyattisavanaparipucchā hi pubbe hontu vā mā vā, pubbayogena pubbe ceva etarahi ca saṅkhārasammasanaṃ vinā paṭisambhidā nāma natthi. Ime pana dvepi ekato hutvā paṭisambhidā upatthambhetvā visadā karontīti. (AbA.2.373)
Trong năm nhân kể trên, Tinh thông kinh điển (Pariyatti), Nghe (Savana), Hỏi (Paripucchā) là yếu tố quyết định để thành tựu Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidāñāna) nhân Nỗ lực Tiền Căn (Pubbayoga) ảnh hưởng đến việc Chứng ngộ Đạo và Quả vị A-la-hán (Adhigama). Cũng chính nhân tố tiền căn này khiến Vô Ngại Giải Trí khác đặc biệt hơn hẳn so với các tuệ khác.
Dù các nhân Tinh thông kinh điển (Pariyatti), Nghe (Savana) Hỏi (Paripucchā) có được phát triển hay không trong các kiếp thuộc thời Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ trước Phật Gotama cũng như các kiếp quá khứ thuộc thời đức Phật Gotama, “Vô Ngại Giải Trí” (Paṭisambhidāñāna) dường như khó có thể thành tựu trừ phi nhân tố Nỗ Lực Tiền Căn (Pubbayoga) được phát triển với Tuệ Vipassanā thấu rõ được Khổ Đế và Khổ Tập Đế dưới ánh sáng của Vô thường, Khổ, Vô ngã suốt trong các khoảng thời gian sau:
- Hoặc trong thời kỳ Giáo Pháp của các vị Phật quá khứ
- Hoặc trong các kiếp quá khứ thuộc thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật hiện tại
- Hoặc trong kiếp sống hiện tại thuộc thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật hiện tại.
Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidāñāna) được thanh tịnh chỉ khi nó được củng cố bằng sự trợ giúp phối hợp của Nỗ lực Tiền Căn (Pubbayoga) và sự chứng ngộ Đạo và Quả Nibbāna (Adhigama)
Tuy nhiên, có phải tất cả các vị Thánh Đệ Tử đều có Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidāñāna) không?
Hãy xem phần chú giải như sau:
Ariyasāvako no paṭisambhidāpatto nāma natthi (AbA.2.372)
Dường như rất hiếm khả năng là có vị Thánh Đệ tử nào mà lại không thành tựu Vô Ngại Giải Trí



Tứ Tuệ Phân Tích Trong Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidāñāna)
  • Trong chú giải nói về phần “Thuyết giảng về từng Thánh Đế” (Saccavāra desanā), Đức Phật có nói về Vô Ngại Giải Trí (Paṭisambhidāñāna) như sau:
Dukkhe ñāṇaṃ atthapaṭisambhidā, dukkhasamudaye ñāṇaṃ dhammapaṭisambhidā, dukkhanirodhe ñāṇaṃ atthapaṭisambhidā, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ dhammapaṭisambhidā, tatra dhammaniruttābhilāpe ñāṇaṃ niruttipaṭisambhidā, ñāṇesu ñāṇaṃ paṭibhānapaṭisambhidā. (Vbh.2.307)
  1. Trí Tuệ Phân Tích được Khổ Thánh Đế gọi là Nghĩa Vô Ngại Giải (atthapaṭisambhidāñāna)
  2. Trí Tuệ Phân Tích được về Tập Thánh Đế (Nguồn gốc của Khổ) được gọi là Pháp Vô Ngại Giải (Dhammapaṭisambhidāñāna)
  3. Trí Tuệ Phân Tích được Diệt Khổ Thánh Đế được gọi là Nghĩa Vô Ngại Giải (atthapaṭisambhidāñāna)
  4. Trí Tuệ thấu triệt được Đạo Thánh Đế (tức Bát Chánh Đạo dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn) là Pháp Vô Ngại Giải (Dhammapaṭisambhidāñāna).
Trí Tuệ phân biệt được sự khác nhau giữa hai yếu tố Nghĩa (atthapaṭisambhidāñāna) và Pháp (Dhammapaṭisambhidāñāna) kể trên, tức là Trí Tuệ phân tích về t ngữ được gọi là Từ Vô Ngại Giải (niruttipaṭisambhidāñāna).
Trí Tuệ phân tích được cả ba ttuệ Nghĩa Vô Ngại Giải (atthapaṭisambhidāñāna), Pháp Vô Ngại Giải (Dhammapaṭisambhidāñāna), Từ Vô Ngại Giải (niruttipaṭisambhidāñāna) được gọi là Biện Vô Ngại Giải (patibhānapaṭisambhidāñāna). (Ab. 2.307)
Cần lưu ý rằng trong Vô Ngại Giải Trí (paṭisambhidāñāna) trên chính nhờ Nghĩa Vô Ngại Giải (atthapaṭisambhidāñāna) và Pháp Vô Ngại Giải (Dhammapaṭisambhidāñāna) mà Tứ Thánh Đế mới có thể được phân tích thấu suốt và liễu ngộ.
Luân Đế (Vaṭṭasacca) và Ly Luân Đế (Vivaṭṭasacca)
Tattha purimāni dve saccāni vaṭṭaṃ, pacchimāni vivaṭṭaṃ. Tesu bhikkhuno vaṭṭe kammaṭṭhānābhiniveso hoti, vivaṭṭe natthi abhiniveso. (AbA.2.109)
Ý nghĩa của câu kệ Pāli trên là trong Tứ Thánh Đế:
  • Khổ Thánh Đế (Dukkhasacca) và Tập Thánh Đế (Samudayasacca) (tức nguyên nhân của Khổ) thuộc về Luân Đế (Vaṭṭasacca) (tức là Sự thật về vòng luân hồi) (saṃsāra)
  • Diệt Khổ Thánh Đế (Nirodhasacca) Pháp Vô Vi Niết-bàn và A-la-hán Tuệ được thành tựu nhờ Bát Thánh Đạo (Đạo Thánh Đế), dẫn đến việc giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử được gọi là Ly Luân Đế (Vivaṭṭasacca).
  • Hành giả thực tập thiền Vipassanā (Vipassanā bhāvāna) cần phải thấu hiểu và có Tuệ Minh Sát về Khổ Thánh Đế và Tập Thánh Đế thuộc Luân Đế (Vaṭṭasacca).
  • Còn hai Đế sau là Diệt Thánh Đế và Đạo Thánh Đế thuộc Ly Luân Đế (Vivaṭṭasacca) thì không có Tuệ Minh Sát.
Đối Tượng Của Tuệ Vipassanā
Như trong đoạn kinh Pāli và chú giải ở trên, hành thiền Vipassanā bao gồm việc liễu ngộ được về Khổ Đế và Tập Đế. Hai Luân Đế này chính là đối tượng Pháp của tuệ Vipassanā.
Aniccādivasena vividhehi ākārehi dhamme passatīti vipassanā. (AbA.1.175)
Câu kinh Pāli có nghĩa là: Nó được gọi là Vipassanā bởi các Pháp thuộc Khổ Thánh Đế và Khổ Tập Thánh Đế được quán chiếu, liễu ngộ dưới ánh sáng của Tam Tướng - tức là ba đặc tính Vô thường (anicca), Khổ (dukkha), Vô ngã (anatta).
Saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. (S.3.369; M1.82)
Theo bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta) và Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta) giải thích về vấn đề trên, mười một tính chất của Pháp Hữu Vi là quá khứ, hiện tại, vị lai, trong, ngoài, thô, tế, cao thượng, hạ liệt, xa, gần. Trong những trạng thái kể trên hàm chứa tư tưởng ô nhiễm của Tham Ái - tức Chấp thủ Ngũ Uẩn – chính là Danh và Sắc. Đây là Khổ Thánh Đế.
Theo bài kinh Ngoại Đạo Xứ (Titthāyatana Sutta A.1.178) của Tăng Chi bộ kinh, mắt xích nối kết trong Thập Nhị Nhân Duyên chính là tiến trình Nhân - Quả. Nói cách khác, năm nhân trong mười hai Duyên khởi là vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp, chính là những Pháp thuộc Tập Thánh Đế (tức Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ)
Việc đầu tiên và quan trọng nhất là một hành giả cần quán xét làm sao mà các Nhân của Khổ (thuộc Tập Thánh Đế) là Vô Minh, Ái, Thủ, Hành và Nghiệp trổ ra các quả như Thức (viññāna), Danh Sắc (nāma rūpa), Lục Nhập (saḷāyatana), Xúc (phassa), Thọ (vedanā) là các pháp thuộc Khổ Thánh Đế.
Các Pháp về Khổ Thánh Đế và Khổ Tập Thánh Đế là các Pháp của Luân Đế (vaṭṭasacca), và chúng cần phải được phân biệt bằng Tuệ Minh Sát (Vipassanā) dưới ánh sáng của tam tướng là Vô thường, Khổ, Vô ngã.
Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. (M.1.71)
Theo chỉ dẫn của Đức Phật trong kinh Đại Niệm Xứ, vẫn chưa thể gọi là đủ, nếu một hành giả bằng Tuệ Minh Sát quán chiếu sự vận hành của năm Nhân của khổ là vô minh, tham ái, thủ, hành và nghiệp các quả của nó trên nuẩn này. Điều cần thiết là hành giả phải phân biệt và khám phá ra như thế nào A-la-hán Tuệ Đạo diệt tận gốc rễ, không còn dư sót năm nhân của Tập Đế là: Vô Minh, Tham Ái, Thủ, Hành, Nghiệp. Họ cũng hiểu được quả tương ứng sẽ ra sao khi ngũ uẩn bị diệt tận sau Vô Dư Niết-bàn. Đây là tính chất Vô Sanh (anuppāda).
Trong kinh Ngoại Đạo Xứ (Titthāyatana Sutta A.1.178), Đức Phật dạy rằng ngay sau khi nhân tái sanh bị tận diệt không còn dư sót, do tính chất vô sanh (không còn sanh trở lại nữa), thì quả cũng bị tận diệt không còn dư sót, không còn tái sanh. Chính bằng cách này mà Diệt Khổ Thánh Đế đã được quán chiếu bằng Tuệ Vipassanā Hiệp thế. Chú giải và Đại Sớ Giải của Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích như vậy.
Trong chú giải của Thanh Tịnh Đạo còn giải thích thêm rằng Đạo Đế xuất hiện khi sự sanh diệt (udayabbaya) của các hành được quán chiếu bằng Tuệ Vipassanā là Thánh Đạo Hiệp Thế.
Điều cần thiết đối với các hành giả là đầu tiên, họ phải nhận thức thấu đáo bằng Tuệ Minh Sát Hiệp Thế, để sau đó có thể đạt được Tuệ Đạo A-la-hán (thuộc Đạo Đế Siêu Thế), nhờ đó chứng ngộ được trạng thái vô vi Niết-bàn.
Nếu Tuệ Minh Sát Hiệp Thế kể trên đã phần nào được phát triển trong các kiếp thuộc Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ hoặc trong các kiếp quá khứ thuộc Giáo Pháp Đức Phật hiện tại thì Tuệ Minh Sát ấy được gọi là Pubbayoga – Nỗ Lực Tiền Căn. Sự tu tập này cũng được gọi là Đại Thiện Nguyện. Chú giải kinh Bổn Sự (Apadāna) (ApA. 1.158) có giải thích là cần thành tựu hai điềuphát Đại Thiện Nguyện và luôn duy trì tâm khao khát mãnh liệt chứng ngộ Niết-bàn là để phát triển các Ba-la-mật cần thiết cho Trí Tuệ Giác Ngộ.
Tuy nhiên, trong phần giới thiệu về các phẩm chất của Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) trong chú giải kinh Xiển Minh Ba-la-mật của Ngài Thiền sư Ledi Sayadaw, Ngài có dạy rằng trong Ba-la-mật Đại Thiện Nguyện của một bậc Thanh Văn có cả hai yếu tố là (1) hạt giống Minh (Vijjā) và (2) hạt giống Hạnh (Caraṇa).
Hạt giống Minh (Vijjā) và Hạnh (Caraṇa)
Tattha vijjāsampadā bhagavato sabbaññutaṃ pūretvā ṭhitā. Caraṇasampadā mahākāruṇikataṃ. So sabbaññutāya sabbasattānaṃ atthānatthaṃ ñatvā mahākāruṇikatāya anatthaṃ parivajjetvā atthe niyojeti. Yathā taṃ vijjācaraṇasampanno. Tenassa sāvakā suppaṭipannā honti, no duppaṭipannā vijjācaraṇavipannānaṃ sāvakā attantapādayo viya. (VsM.1.197)
Tattha yathā saṅkhārā hetunibbattā, evaṃ avijjāpi kāmāsavādinā sahetukā evāti āha ‘‘ubhopete hetusamuppannā’’ti. Paccayapariggaheti nāmarūpassa paccayānaṃ avijjādīnaṃ paricchijja gahaṇe, nipphādetabbe bhummaṃ. Paññāti kaṅkhāvitaraṇavisuddhisaṅkhātā pakārato jānanā. Dhammaṭṭhitiñāṇanti paṭiccasamuppādāvabodho. Idañca dhammaṭṭhitiñāṇaṃ yasmā addhāttaye kaṅkhāmalavitaraṇavasena pavattati, tasmā ‘‘atītampi addhāna’’ntiādi vuttaṃ (VsMT.1.223)
Câu Pāli trên trong chú giải và phụ chú giải có ngụ ý:
Đức Phật đã viên mãn tám Thắng Trí tức là tám Minh (vijjā), cũng như mười lăm Hạnh Pháp. Trong hai yếu tố trên, viên mãn về hạt giống Minh (vijjā) giúp Đức Phật thành tựu Trí Tuệ của một bậc Chánh Đẳng Giác. Hạt giống Hạnh (caraṇa) làm hoàn thiện lòng Đại Bi (mahākaruṇā ) của Đức Phật
Nhờ có Toàn Giác Trí mà Đức Phật biết được tất cả những điều lợi lạc cho chúng sinh, cũng như biết tất cả những điều không mang lại ích lợi. Với lòng Đại Bi (mahākaruṇā), Ngài đã dạy chúng sanh hãy làm tất cả những điều có lợi và tránh xa những điều bất lợi cho chúng sanh.
Đức Phật Gotama cũng giống như những Đức Phật trước trong quá khứ, đều viên mãn cả Minh lẫn Hạnh và đều dạy chúng sinh làm lành, tránh ác.
Các Thánh Đệ Tử của Đức Phật đã thực hành miên mật theo đúng chỉ dẫn của Ngài để hành theo những điều lợi lạc, tránh xa những điều vô ích, thành tựu viên mãn những giới đức của Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa). Họ hoàn toàn bước trên con đường Chánh Hạnh (suppaṭipanna).
Các Thánh Đệ Tử của Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã thực hành miên mật để thành tựu các giới đức của Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) và họ hoàn toàn bước trên con đường Chánh Hạnh (suppaṭipanna). Con đường này hoàn toàn không giống chút nào với lối tu khổ hạnh tự hành xác của các đtngoại đạo, những người hoàn toàn thiếu các giới đức của Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa), vì họ đang đi trên con đường Tà Hạnh (duppaṭipanna) (VsM. 1.197).
Chú giải đã giải thích như trên để cho thấy viên mãn Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) là phương cách rõ ràng để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử (VsMT 1.233)
Ba Minh (Vijjās) Năm Minh (Vijjās)
Trong kinh Sợ hãi và Khiếp đảm” (Bhayabherava Sutta) có giải thích Tam Minh (vijjās) là: Túc Mạng Minh (Pubbenivāsānussati), Thiên Nhãn Minh (Dibbacakkhu) và Lậu Tận Minh (Āsavakhaya) (M. 1.26).
Trong kinh A-ma-trú (Ambaṭṭha Sutta) (D.1.94) khai triển chi tiết tam Minh thành bát Minh như sau:
  1. Minh Sát Minh: Trí Tuệ biết về Khổ Thánh Đế chính là Chấp Thủ Ngũ Uẩn đưa đến tái sanh (upādānakkhandā) là Tuệ Minh Sát biết rõ về các bản chất Vô thường, Khổ, Vô ngã của Vô Minh, Ái, Thủ, Hành, Nghiệp (Tập Thánh Đế), của Danh và Sắc và Nguồn Gốc của Khổ Thánh Đế.
  2. Ý Hóa Minh (Manomayiddhi): là năng lực thần thông biến một thân hóa hiện thành nhiều thân hoặc ngược lại.
  3. Biến Hóa Minh (Idhividha): là năng lực thần thông giúp bay lên được trên không hay độn thổ.
  4. Thiên Nhĩ Minh (Dibbasota): năng lực trí tuệ giúp nghe được xa gần tùy ý.
  5. Tha Tâm Minh (Cetopariya): trí tuệ đọc được tâm người khác.
  6. Túc Mạng Minh (Pubbenivāsānussati): ttuệ biết về kiếp quá khứ của một người
  7. Thiên Nhãn Minh (Dibbacakkhu): là Trí Tuệ nhìn được bất cứ vật hay người nào, bất cứ nơi nào gần xa khi muốn
  8. Lậu Tận Minh (Āsavakhaya): Tuệ Đạo của một bậc A-la-hán (A-la-hán Thánh Đạo Tuệ) giúp tận diệt được tất cả những ô nhiễm, nhờ liễu ngộ được Sự Thật Tột Cùng của Tứ Thánh Đế.
Trong bát Minh, Lậu Tận Minh (Āsavakhaya) hay là Thánh Đạo Tuệ (Ariyamagga) là nhân thứ nhất trong năm nhân giúp thanh tịnh hoá Tứ Tuệ Phân Tích (Paṭisambhidāñāna) giúp cho thành tựu được Đạo và Quả. Trí tuệ đầu tiên của bát Minh (vijjā), Minh Sát Minh là sự thực hành nỗ lực tiền căn (pubbayoga) của các kiếp quá khứ. Tuệ này là một yếu tố vô cùng quan trọng trong Đại Thiện Nguyện.
Mười Lăm Hạnh Pháp
Trong Kinh Hữu học (Sekkha Sutta) (M.2.17-19) thuộc Trung Bộ Kinh có nói về mười lăm Hạnh pháp như sau:
  1. Giữ Giới trong sạch (sīlasaṃvara)
  2. Thu Thúc Lục Căn (Indriyesu guttadvāratā): Chánh Niệm luôn giữ tâm trên các đối tượng của Thiền Chỉ - Thiền Quán để phòng hộ các ô nhiễm có thể khởi sanh, khi sáu Căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) tiếp xúc sáu Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)
  3. Tiết độ ăn uống (Bhojannemattaññutā): thực hành tiết chế, vừa đủ trong việc ăn uống.
  4. Tỉnh thức (Jāgariyānuyoga): Tu hành siêng năng và miên mật; ngủ ít và dành nhiều thời gian để học và hành Pháp.
  5. (5) – (11) (Satta saddhamma): bảy phẩm hạnh của người có đức hạnh
  6. (12) – (15) (Rūpāvacara jhānas): Bốn tầng thiền sắc giới từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Bảy Phẩm Hạnh Của Người Có Đức Hạnh
  1. Tín (saddhā): có đức tin vào Tam Bảo, vào Nghiệp và Quả của Nghiệp
  2. Tàm (Hirī): cảm thấy hổ thẹn đối với tội lỗi hay điều bất thiện.
  3. Quí (Ottapa): ghê sợ hậu quả tội lỗi và những điều bất thiện.
  4. Đa văn (Bahussuta): ham học và có nhiều kiến thức.
  5. Tinh Tấn (Āraddhavīriya): Nỗ lực hết sức mình trong việc loại bỏ bất thiện pháp đã sanh, ngăn ngừa bất thiện pháp chưa sạch, khơi dậy các thiện pháp chưa sanh và tăng trưởng các thiện pháp đã sanh bằng cách chuyên cần thực hành thiền Chỉ - Quán (Samatha-Vipassanā)
  6. Chánh niệm (Satimā): Luôn rất cẩn thận và thận trọng trong thân, khẩu, ý
  7. Trí Tuệ (Paññā): hoàn thiện Tuệ Minh Sát để hiểu thấu đáo về Vô thường, Khổ, Vô ngã của Khổ Thánh Đế và Khổ Tập Thánh Đế.
- Trong bảy Pháp Hạnh của người có đức hạnh kể trên, kinh Hữu Học Sekha Sutta (M.2.18-19) có giải thích về Đa Văn (Bahussuta) như sau:
Tính chất Đa Văn Bahussuta
Về Tính chất Đa Văn (Bahussuta) là ham học và có nhiều kiến thức, Đức Phật nói:
Bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ abhivadanti tathārūpāssa dhammā bahussutā honti dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. (M.219)
Diṭṭhiyā suppaṭividdhāti atthato ca kāraṇato ca paññāya suppaṭividdhā. (MA.2.154)
Diṭṭhiyā suppaṭividdhāti atthato ca kāraṇato ca paññāya suṭṭhu paṭividdhā paccakkhaṃ katā. (AA.2.364)
Giải Thích
  • Giáo Pháp của Đức Thế Tôn rõ ràng, minh bạch ở đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối và hoàn toàn được khéo thuyết giảng để có thể hiểu đầy đủ cả về ngữ và nghĩa. Giáo Pháp đã giảng dạy chi tiết và hoàn hảo về con đường tu tập, phạm hạnh thanh tịnh và các đtử của Ngài thuộc lòng những lời dạy này. Các đtử được nghe thuyết giảng, học Giáo Pháp kinh điển trực tiếp từ chính vị Đạo sư của mình và bản thân mình chứng nghiệm điều đó. Theo chú giải của Trung Bộ Kinh và Tăng Chi Bộ Kinh, Khổ Thánh Đế - tức Chấp Thủ Ngũ Uẩn được gọi là quả và Tập Thánh Đế được gọi là nhân (kāraṇa). Hai Đế này được quán chiếu rất nhiều lần, lặp đi lặp lại. Với Chánh Kiến (sammadiṭṭhi) thấu suốt, ttuệ được chứng nghiệm bởi mỗi cá nhân. Sự chứng ngộ cá nhân theo cách này đã được gọi là Tuệ Chứng Ngộ (adhigamasuta). Và các đtcủa Phật đều có Trí Tuệ này.
Về thuật ngữ “Đa Văn” (Bahussuta) ở đây đặc biệt ám chỉ đến sự hiểu biết sâu sắc sự thực về Danh và Sắc Chân Đế nhờ Danh Sắc Phân Định Trí (nāma rūpa pariccheda ñāṇa). Sự hiểu biết rõ về nguyên nhân sanh khởi ra Danh và Sắc nhờ Tuệ Phân Biệt Nhân Duyên (Duyên Xác Định Trí (paccaya pariggaha ñāṇa)). Chỉ khi nào hành giả có khả năng hiểu về Khổ Thánh Đế và Tập Thánh Đế với Chánh Kiến mới thành tựu được “Đa Văn” (Bahussuta)
Chú giải Năm Mươi Kinh Giữa của Trung Bộ nói về đối tượng của Chánh niệm như sau:
Iti ime rūpārūpadhammā evaṃ uppajjitvā evaṃ niruddhā’’ti sarati ceva anussarati ca, satisambojjhaṅgaṃ samuṭṭhāpetīti attho. (MA. 3.21)
Chánh Niệm trong bảy Hạnh Pháp của người đức hạnh được sinh ra do (cùng với) Danh Sắc thì nó cũng diệt bởi (cùng với) Danh Sắc. Vậy đối tượng của Chánh niệm chính là Danh Sắc này, và đây là cách giải thích về đối tượng của Chánh niệm.
Bảy phẩm Hạnh của người đức hạnh này cũng bao gồm cả Tuệ Minh Sát. Tuệ Vipassanā xuyên thấu được bản chất Vô thường, Khổ, Vô ngã của các hành chính là ngũ thủ uẩn (Khổ Thánh Đế) cùng với Tập Thánh Đế, tất cả điều này đều được bao gồm trong đặc tính Đa Văn (Bahussuta). Chú giải Majjhimapaṇṇāsa (MA. 3.22) có giải thích thêm rằng loại Trí Tuệ sâu sắc này không chỉ Tuệ Vipassanā mà còn Tuệ Đạo A-la-hán. Trong quá trình thanh tịnh hóa Tứ Tuệ Phân Tích (Paṭisambhidāñāna), tuệ Vipassanā nằm trong nhân là Nỗ Lực Tiền Căn (Pubbayoga) và Tuệ Đạo A-la-hán có trong nhân tố Chứng ngộ (Adhigama).
Mục đích của sự giảng nghĩa này cho thấy rằng trong phạm vi Ba-la-mật, Tuệ Minh Sát Vipassanā là một trong các Hạnh Pháp. Cho nên cũng cần nhớ rằng Tuệ Minh Sát có trong cả mười lăm Hạnh Pháp lẫn trong tám Minh.
Minh (Vijjā) và Hạnh (Caraṇa)
Các Hạnh Pháp (Caraṇa) được phát triển với mục đích và tác ý là chứng ngộ Niết-bàn, giống như đôi tay và chân vậy. Giống như một người có đầy đủ tay chân sẽ có thể đi bất cứ đâu hay lấy được bất cứ thứ gì anh ta muốn. Các Hạnh Pháp (Caraṇa) cần được phát triển cho đến khi chứng ngộ Niết-bàn. Nó giúp cho một người có cơ hội gặp được Đức Phật hoặc các vị Thánh nhân khác, người có thể giảng dạy cách tu tập của bậc Thánh; hoặc gặp được những vị thầy, bạn bè, người lớn tuổi hoặc cha mẹ có giới đức.
Nhờ cơ hội gặp gỡ các vị Phật hoặc những bậc Thánh để được thuyết giảng về Tứ Thánh Đế, những hạt giống Minh này (có thể gọi là Ba-la-mật) chính là “Nhân Dẫn Xuất” đưa tới Tuệ Giác Ngộ Tối Thượng. Chính hạt giống của Minh này làm một người có khả năng đạt được Trí Tuệ liễu ngộ Tứ Thánh Đế.
Ngài Ledi Sayadaw giải thích là thậm chí dù là hạt giống của Minh có thể đã được gieo trồng và phát triển, nhưng nếu hạt giống Hạnh chưa được phát triển thì Đạo - Quả - Niết-bàn không thể đạt được. Có thể lấy ví dụ về con trai của nhà Đại Phú Mahādhāna và vợ của anh ta (được đề cập trong Chú Giải Kinh Pháp Cú (DhPA.2.81)) để minh chứng điều này. Tương tự vậy thí dụ của Du sĩ Saccaka trong Tiểu Kinh (M. 1.289-299) và Đại Kinh Saccaka (M. 1.299-317), Đạo - Quả - Niết-bàn cũng không thể đạt tới nếu chỉ có Hạnh (Caraṇa) mà không có Minh (Vijjā).
Nếu con của nhà triệu phú Mahādhāna và vợ ông ta nhận thức được ý nghĩa cấp bách trong độ tuổi thanh niên và bước vào con đường tu tập có hệ thống tuần tự thì người chồng có thể đắc tới quả vị A-la-hán và người vợ có thể đắc tới quả vị A-na-hàm (Anāgāmi) (Bất Lai). Nếu họ bắt đầu tu tập trong thời kỳ trung niên thì người chồng có thể đắc A-na-hàm (Anāgāmi) và người vợ đắc được Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi) (tức Nhất Lai). Nếu họ bắt đầu tu tập trong thời kỳ lão niên thì người chng có thể đắc quả Nhất Lai (Sakadāgāmī) và người vợ đắc quả Dự Lưu (Sotāpanna). Họ đã phát trển hạt giống Minh (Vijjā), nhưng lại thiếu hạt giống Hạnh (Caraṇa), vì thế khi có cơ hội gặp Đức Phật thì họ lại quá già yếu, lúc mà đã quá trễ để có thể thấm nhuần và tu tập Giáo Pháp của Đức Như Lai về Tứ Thánh Đế. Vì lý do này mà Đức Phật không thuyết Pháp cho họ nghe. Họ đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng trong thời k Giáo Pháp của Đức Phật Thích Ca, vì chỉ có hạt giống Minh được phát triển, còn hạt giống Hạnh thì không.
Đối với trường hợp Du sĩ Saccaka, hạt giống Hạnh (Caraṇa) đã được phát triển và ông cũng có cơ hội để nghe thuyết giảng về Tứ Thánh Đế trực tiếp từ Đức Phật. Tuy nhiên, do thiếu phát triển hạt giống Minh nên mặc dầu gặp được Đức Phật để nghe giảng về tính chất Vô ngã của ngũ uẩn, nhưng Du sĩ khăng khăng là ngũ uẩn có ngã. Vị ấy đã không thể tiếp thu Giáo Pháp. Tuy nhiên, để có thể truyền đạt và thấm nhuần hạt giống Minh liên tục vào trong tâm của Du sĩ Saccaka, Đức Phật phải giảng rộng thêm ra cho vị ấy nghe trong hai bài Tiểu Kinh Saccaka (M. 1.289-299) và Đại Kinh Saccaka (M. 1.299-317). Nhưng du sĩ đã không thể giải thoát khỏi vòng luân hồi ngay lúc đó, thậm chí vị ấy không chịu quy y Tam Bảo. Tuy nhiên, sau khi có cơ hội nghe Pháp từ Đức Phật, từ sâu thẳm trong tâm, vị ấy đã chấp nhận ngũ uẩn thực sự là Vô ngã. Nhưng do sự có mặt của các hoàng tử xứ Lichavi nên du sĩ đã không thú nhận sự đồng ý ra lời của mình. Chính nhờ chấp nhận tính Vô ngã của ngũ uẩn trong tâm mà vị ấy làm viên mãn ba-la-mật của mình về hạt giống Minh, giúp vị đó thành tựu Đạo - Quả - Niết-bàn (MA.2.114. MA.2.194) trong kiếp sau.
Khoảng hai trăm đến ba trăm năm sau khi Đức Phật Đại bát Niết-bàn (Parinibbāna) vào thời kỳ đầu khi Giáo Pháp có tại Ceylon, du sĩ Siccaka đã học thuộc lòng Tam Tạng (Tipitaka), thực hành thành công thiền Vipassanā và được biết đến với danh hiệu Mahākāḷabudharakhita, chứng đắc quả vị A-la-hán với Tứ Tuệ Phân Tích (Paṭisambhidāñāṇa).
Hai ng dụng của Tuệ Vipassanā
Như chúng ta đã thấy Tuệ Vipassanā có trong cả hai hạt giống Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa). Trong Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) (PsM. 60) có nói là nếu một hành giả còn dính mắc vào các Tuệ Vipassanā, thậm chí ngay cả trường hợp dính mắc Tuệ Hành xả (Saṅkhārupekkhā-Ñāṇa), thì chính Tuệ Hành xả (Saṅkhārupekkhā-Ñāṇa) này sẽ cho quả tái sanh kiếp sau. Chú giải từ Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) có giải thích là:
Vì trong lộ trình tâm của Tuệ Hành xả vẫn còn tâm sở đồng sanh Sở Hữu Tư (Cetanā) tức vẫn còn tạo tác Nghiệp. Do tác động của Nghiệp lực (tức Sở Hữu) rất mạnh mẽ, đã cho quả tái sinh trong cõi dục giới. Lúc đó ô nhiễm của tâm tham - tức là sự dính mắc vào Tứ Tuệ Phân tích, đóng vai trò hỗ trợ và trở thành nguyên nhân cho sự tái sanh trong cõi dục giới ở kiếp sống kế tiếp. Vì vậy, sự tạo Nghiệp của Sở Hữu Tư trong Tuệ Hành xả (Sankhārupekkhā-Ñāṇa), chính là nguyên nhân trực tiếp cho ra Quả của Nghiệp (vipāka).
Trong trường hợp những hành giả nào chưa đắc các tầng Thiền, thì ô nhiễm của tâm Tham, giống như ví dụ trên, chính là nhân gần cho ra Quả là sự tái sanh trong cõi dục. Trong trường hợp một vị Thánh nhập lưu, vị Thánh Nhất Lai và vị Thánh Bất Lai đã đắc Thiền, kiếp tái sanh tới của họ là ở cõi Phạm Thiên và do đó, Nghiệp Quả của ô nhiễm tham này bị vô hiệu hoá. Cần lưu ý rằng sự tạo Nghiệp của Sở Hữu Tư (trong Tuệ Thuận Thứ và Tuệ Chuyển Tánh) là nhân để cho Quả tái sanh trong kiếp tới, do có sự hỗ trợ của ô nhiễm Tham.
Như được đề cập trong Chú giải và Bản Pāli, cần hiểu rằng khi Tuệ Vipassanā cho quả tái sanh thì Tuệ Vipassanā đó hạt giống của cả Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa). Còn nếu Tuệ Vipassanā không cho quả tái sanh, lúc đó, nó chỉ có hạt giống Minh (vijjā) mà không có hạt giống Hạnh (caraṇa).
Các đo sĩ ngoại đạo không thể chứng ngộ Đạo - Quả - Niết-bàn là do họ thiếu các ba-la-mật – là hạt giống của Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa). Do đó, chính hạt giống Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) là Pháp Nguyện, dẫn đến Tuệ Giác Ngộ Giải Thoát đã mong ước. Những Pháp ba-la-mật này được gọi là Đại Thiện nguyện và các Pháp này cần phải được phát triển đến viên mãn - nếu các đệ tử muốn chứng ngộ Niết-bàn. Trong quá trình nỗ lực đạt được mục đích ấy, chắc chắn cần phải luôn duy trì một ý chí, khát vọng cực kỳ mãnh liệt, để làm viên mãn Thiện Nguyện trên. Vì vậy rõ ràng cần phải có hai điều kiện là:
  1. Phát Đại Thiện Nguyện (Adhikāra) để đạt tới Tuệ Giác ngộ Giải thoát.
  2. Luôn nuôi dưỡng một ý chí, khao khát cực kỳ mạnh mẽ nhằm thành tựu Thiện Nguyện trên (ApA.1.158).
Nói cách khác để gieo trồng và phát triển hạt giống Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa), trên thực tế chính là phải phát triển, tích lũy và thực hành viên mãn Bát Chánh Đạo. Để thành tựu điều này, cần phải tu tập hành trì ngay từ các kiếp quá khứ - thuộc thời kỳ Giáo Pháp của các Đức Phật quá khứ, hoặc trong các kiếp quá khứ - thuộc thời kỳ Giáo Pháp Đức Phật hiện tại, giống như trường hợp Du sĩ Saccaka đã phát triển các Ba-la-mật của mình. Tiếp tục ngay trong thời kỳ Giáo Pháp Đức Phật hiện tại, cũng cần thiết phải tiếp tục thực hành Bát Chánh Đạo - bằng cách tu tập phát triển Tam vô lậu học là Giới- Định - Tuệ - cho đến lúc chứng đắc Đạo và Quả. Thời gian cần thiết để thành tựu các ba-la-mật là:
  1. Đối với một vị Thượng thủ Thanh Văn: suốt một a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp
  2. Đối với một vị Đại Thanh Văn: trong suốt một trăm ngàn đại kiếp
  3. Đối với một vị Thường Thanh Văn: không có một thời hạn nhất định cho đến lúc viên mãn các ba-la-mật.
Ngài Ledi Sayadaw cũng dạy rằng qua kinh nghiệm thành tựu của Du sĩ Saccaka cũng như các vị thánh Đệ tử khác, các ba-la-mật đầy đủ Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa), cần thiết để thành tựu Đạo - Quả - Niết-bàn có thể được làm viên mãn chỉ trong vài kiếp.
  1. Vậy điều kiện lý tưởng thứ nhất cần có trong kiếp sống này để đạt được Đạo - Quả - Niết-bàn là phải thành tựu được hạt giống Minh Sát Minh, để có thể hiểu thấu suốt Khổ đế và Tập đế, dưới ánh sáng của tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã. Đây chính là quả của các ba-la-mật đã được gieo trồng từ nhiều đời kiếp trong quá khứ.
  2. Điều kiện lý tưởng thứ nhì là phải đạt được hạt giống Minh (vijjā) là Danh sắc Phân định Trí và Duyên xác định Trí.
  3. Điều kiện lý tướng thứ ba là có được Danh sắc Phân định Trí.
Và giờ đây, việc phấn đấu đạt Đạo - Quả - Niết-bàn nhờ tu tập Bát Chánh Đạo được hiểu phải thực hành đúng theo những gì các bậc Thánh đã làm. Bằng cách đó, nếu một người tu tập với Nguyện lực và khao khát mãnh liệt nhất để đạt tới Đạo - Quả - Niết-bàn - thì chính là họ đang nỗ lực tinh tấn, xứng đáng để trở thành một người Thừa Tự Pháp.
Một Trích Đoạn Trong Kinh Hữu Học.
- Trong tám Minh (vijjā)mười lăm Hạnh (caraṇa), điều giải thích ở trên đã nhấn mạnh về tầm quan trọng Tu Vipassanā. Để một bậc Thường Thanh Văn có thể đạt đưc Đạo- Quả - Niết-bàn thì điều kiện tiên quyết trong tám Minh (vijjā) là phải có các Tuệ Vipassanā. Nếu như vị đó có cả các Minh khác thì càng tốt, nhưng nếu trường hợp không có các Minh khác thì cũng không có vấn đề gì cho một bc Thường Thanh Văn để chứng ngộ được Đạo - Quả - Niết-bàn. Một đoạn trích từ Kinh Hữu Học trong Kinh Trung Bộ đã xác nhận điều trên (M. 2.19-20) và nói rằng các Thánh Đệ tử Phật là những người:
1. Viên mãn về Giới.
2. Luôn luôn thu thúc lục căn.
3. Thực hành tiết độ trong ăn uống.
4. Luôn tỉnh thức, miên mật tu tập, ngủ ít và dành nhiều thời gian cho Giáo Pháp.
5-11: Viên mãn bảy Hạnh Pháp của một người có đức hạnh.
12-15: Có khả năng đắc bốn tầng thiền sắc gii là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền dễ dàng và bất cứ lúc nào muốn
Vì các bậc Thánh Đệ tử đã thành tựu mười lăm Hạnh Pháp (caraṇa), có thể nói họ đã tròn đầy Phạm Hạnh của một bậc Thánh Hữu học đang trên con đường tiến tới giải thoát viên mãn. Giống như một quả trứng không thể bị hư hoại, Tuệ Vipassanā không thể bị ô nhiễm, vì vậy nó có thể đâm thủng màn vô minh (avijjā), có khả năng liễu ngộ Tứ Thánh Đế, và do đó xứng đáng đạt tới trạng thái vô song của quả vị A-la-hán, của Niết-bàn tối thượng (M. 2.19-20).
Hai Câu Hỏi
  1. Bài kinh trên được thuyết giảng vì sự lợi lạc của dòng dõi hoàng tộc Thích Ca đứng đầu là hoàng tử Mahānāma. Nó được thuyết bởi Tôn giả Ānanda khi Ngài đã đắc Quả Thánh Dự Lưu và đang trên con đường tiến tới giải thoát viên mãn. Ngài đã có được Trí Tuệ và kinh nghiệm thực chứng của một bậc Thánh Hữu học (sekha). Cho nên bài Pháp của Ngài không thể bị coi nhẹ, tuy bài Pháp này đã không trực tiếp được Đức Phật thuyết giảng. Đây là bài kinh mà chính Đức Phật đã xác nhận ở cuối bài kinh bằng cách thốt lên câu “Sādhu”, và với những câu khen ngợi sau:
Sādhu sādhu Ānanda, sādhu kho tvaṃ Ānanda Kapilavatthāvanaṃ sakyānaṃ sekhaṃ paṭipadaṃ akāsi”
Có nghĩa là:
Lành thay, lành thay Ānanda! Thật lành thay, này Ānanda. Con đã thuyết giảng rất hay cho các hoàng tử và công chúa của xứ Kapilavathu về Giới Hạnh và cách hành trì cần thiết, để trở thành một bậc Hữu học, một người đang trên con đường tiến tới giải thoát viên mãn.
  1. Có một câu hỏi khác là tại sao nói rằng chỉ cần thành tựu Tuệ Vipassanā đã là viên mãn mười lăm Hạnh Pháp? Cần hiểu rằng Tuệ Vipassanā có trong bảy phẩm hạnh của người có giới hạnh, mà bảy phẩm hạnh này cũng nằm trong mười lăm Hạnh (caraṇa). Vì vậy, năng lực thực hành và thành tựu viên mãn mười lăm Hạnh (caraṇa) cùng với Tuệ Vipassanā, có thể giúp trở thành một bậc “Hữu học” (sekha), người đang trên con đường tiến tới giải thoát viên mãn.
Tu Tập Hạnh Bố Thí (Dāna)
- Trong quá trình các bậc Thanh Văn phát triển và thành tựu viên mãn các ba-la-mật, vượt qua được bờ bên kia của sinh tử là Niết-bàn, họ cũng đã phát triển ba-la-mật bố thí, một trong mười lăm hạt giống Hạnh (caraṇa) dẫn đến việc trở thành một bậc Hữu học (sekha). Đến đây là đủ đối với việc giải thích về các ba-la-mật. Chúng ta sẽ tiếp tục những giải thích trong chú giải về bài kinh Thừa Tự Pháp.

Phần cuối của Kinh Thừa Tự Pháp

Năng Lực Của Bố Thí Ba-la-mật.
Các Đệ tử của Đức Phật đã gieo trồng, phát triển hạt giống Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) trong các kiếp quá khứ. Do năng lực Ba-la-mật Bố thí có trong Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa), họ đã tràn ngập tài vật cúng dường.
Và khi vô số các tài vật được cúng dường đến Đức Phật cũng như đến toàn thể Tăng đoàn cùng lúc như mưa đổ xuống nhiều không kể xiết. Các Tỳ-kheo dần trở nên quá chú tâm đến tứ vật dụng. Họ bắt đầu nỗ lực tích trữ ngày một nhiều hơn. Sau buổi trưa và suốt buổi tối, khi thí chủ đến cúng dường mật ong, kẹo đường và các tứ sự khác, các vị Tỳ-kheo này đã đánh cồng và la lớn "Xin hãy cúng dường đến thầy tế độ của chúng tôi Xin hãy cúng dường đến thầy giáo thọ của chúng tôi” và những việc thế này đã diễn ra ngay cả lúc có mặt Đức Thế Tôn. Và do đó, với ý nghĩ là “Những hành xử này hoàn toàn không thích hợp và không đúng đắn chút nào trong Giáo Pháp” cho nên Đức Phật đã cân nhắc:
"Nếu tuyên bố rằng ‘Các vật dụng là hoàn toàn không có lợi cho với các Tỳ-kheo’, thì điều không đúng, thay vào đó Đức Phật đã đặt ra Giới luật trong trường hợp nào được cho phép chấp nhận hoặc cấm nhận tài vật. Đối với những Cận sự nam/Cận sự nữ, hàng cư sĩ, tứ vật dụng là điều cần thiết cho họ nỗ lực thực hành con đường thánh thiện như các Tỳ-kheo. Không sống nhờ vào tứ vật dụng, không thề thực hành đúng theo Giới đức cần có ở một vị Tỳ-kheo. Vì thế, Ta, Đức Thế Tôn sẽ thuyết giảng một bài Pháp về phương cách hành xử đúng đắn (những Pháp thuộc Siêu thế) để có thể trở thành những người Thừa tự Pháp. Đối với những người có phẩm hạnh đang ước nguyện hành trì miên mật theo con đường Tam vô lậu học (Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā)), bài Pháp này đóng vai trò giống như một chiếc gương soi rọi toàn thân, được đặt ở ngay cổng vào thành phố nhờ đó mà những Cận sự nam, Cận sự nữ, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni có thể phát hiện ra những lỗi lầm và thiếu sót của mình được phản chiếu trong đó. Do đó, họ sẽ tắm rửa sạch sẽ và tô điểm mình bằng thứ trang sức của Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā), được thực hành tinh tấn và miên mật. Điều này luôn quán chiếu trong tâm, những người có phẩm hạnh sẽ có thể tránh không trở thành kẻ thừa tự tài vật, mà trở thành người thừa tự chín Pháp Siêu thế; do đó, họ sẽ có khả năng rút ngắn tiến trình khổ đau của sinh, già, bệnh, chết trong những kiếp sống tới.". Đó là điều Đức Thế Tôn đã cân nhắc.
Vì lý do và bối cảnh trên mà Ngài đã thuyết bài kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta). Chúng ta hãy cùng xem bài kinh này:
Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) (M.1.15-19)
Một thời, Đức Thế Tôn ở Xá-vệ (Savatthi), tại Kỳ-đà Lâm (Jetavana), vườn ông Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika). Khi tại chỗ ấy Thế Tôn triệu tập các vị Tỳ-kheo và thuyết
Này các Tỳ-kheo, hãy là những kẻ Thừa tự Pháp của ta, chứ đừng là những kẻ thừa tự tài vật”.
Chú Giải Giải Thích
- Ở đây đối với Pháp, có hai loại: Pháp Bất biến (Nippariyāya dhamma) tức Pháp không còn phân biệt, đối đãi, so sánh và Pháp biến đổi (Pariyāya dhamma). Và tương tự đối với tài vật (āmisa) cũng có hai loại.
- Pháp bất biến (Nippariyāya dhamma) là chín Pháp Siêu Thế gồm bốn Đạo, bốn Quả và Niết-bàn là Pháp Chân Đế. Những Pháp này không còn sự phân biệt, đối đãi, so sánh.
- Tương tự, việc tu tập Bố thí, Giới, thiền Chỉ và Quán và các Pháp thiện khác để giải thoát luân hồi sanh tử sẽ dẫn các Tỳ-kheo đến trạng thái bất tử của Niết-bàn thuộc về Pháp biến đổi (Pariyāya dhamma).
Đức Phật khuyến khích các Tỳ-kheo hành trì với ước nguyện là Thừa tự của cả hai loại Pháp này.
* Tứ vật dụng thuộc Tài vật bất biến (Nippariyāya āmisa) vì không còn nghi ngờ gì nữa nó là thiết yếu.
* Cũng vậy tu tập Bố thí, Trì Giới, Tham Thiền và các thiện pháp khác nhằm được tái sanh trong cõi người, cõi Chư Thiên hay Phạm Thiên, tất cả những cõi này vẫn còn trong vòng luân hồi cho nên nó vẫn thuộc về Tài vật biến đổi (Pariyāya āmisa).
- Về mặt tài vật, Đức Phật khuyến khích rằng các Tỳ-kheo không nên thừa tự cả hai loại tài vật này. (MA. 1.92)
- Về mặt Pháp, Đức Phật, sở hữu cả hai loại là Pháp bất biến (Nippariyāya dhamma) và Pháp biến đổi (Pariyāya dhamma). Nó chỉ thực sự đúng theo những lời dạy, hướng dẫn và giáo huấn của Đức Phật - khi mà các đệ tử được ban cho cơ hội duy nhất để học theo cách tu tập của các bậc Thánh, dẫn đến Đạo - Quả - Niết-bàn. Cũng chính vì họ đã thực hành như vậy mà họ đã chứng ngộ Đạo - Quả - Niết-bàn.
Đại Đức Ānanda có lần nói với Bà La Môn Gaṇaka Mogallāna:
"Này Bà La Môn, sự thực là từ lúc kết thúc thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Ca-diếp cho tới lúc có Giáo Pháp của Đức Phật Gotama, không có bất cứ vị đệ tử nào có thể thấy và biết rõ con đường dẫn tới Niết-bàn". Cho nên Đức Phật thuyết giảng để chỉ cho đệ tử thấy cách hành trì cao thượng đạt tới Niết-bàn. Cho nên, họ đã đi đến chỗ chứng ngộ các Pháp thuộc Thánh Đạo và trở nên thuần thục, có Trí Tuệ trong việc thực hành miên mật các Pháp này. Hiện tại bây giờ, trong thời kỳ Giáo Pháp hiện tại, có những người đã thực hành miên mật đúng theo lời dạy này và đã thành tựu viên mãn các Pháp thuộc Thánh Đạo (Pháp Siêu Thế).
Cũng vậy trong bài kinh Mật Hoàn (Madupiṇḍika Sutta (M. 1.157)), Trưởng lão Đại-ca-chiên-diên đã dạy các Tỳ-kheo là:
"Đúng vậy, thưa các Đại Đức, Đức Phật biết những điều cần biết, thấy những điều cần thấy. Ngài đã thấy với ­Tuệ nhãn. Ngài thành tựu được Thắng Trí (Trí Tuệ tối thượng). Ngài đã hoàn toàn giác ngộ Giáo Pháp. Ngài đã thành tựu Đạo dẫn tới Tăng Thượng Trí. Ngài xiển dương Tứ Thánh Đế nhằm làm thấm nhuần những lời giảng dạy ý nghĩa này trong tâm các đệ tử của mình. Bằng lòng Đại Bi, Ngài hướng dẫn họ đi theo con đường của các bậc Thánh, dẫn đến trạng thái Bất Tử Niết-bàn. Đức Phật là chủ nhân duy nhất của Giáo Pháp – giống như các Đức Phật quá khứ đi trước, Ngài thuyết giảng về con đường của các bậc Thánh dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn".
- Cũng theo bài Kinh trên, Pháp Bất biến và Pháp biến đổi là tài sản cá nhân mà Đức Phật sở hữu. Các đệ tử đã nhận thức rõ điều này chỉ khi Đức Phật nói bài Pháp và lời Giáo huấn này. Họ có cơ hội nhận thức này - khi được chỉ cho thấy sự thật là: "Trạng thái Bất tử của Niết-bàn chỉ có thể thành tựu được bằng nguyện ước giải thoát khỏi khổ đau trong vòng luân hồi - nếu người đó bố thí, trì Giới (tuân thủ tám giới), cúng dường hương hoa và nhang đèn, nghe giảng Pháp, dạy Pháp, chứng đắc các tầng Thiền và đặc biệt là khi Thiền Vipassanā được thực hành một cách có hệ thống". Đây chính là lý do tại sao Pháp biến đổi cũng được gọi là tài sản cá nhân của Đức Phật.
Tương tự như thế, các tứ vật dụng hay còn gọi là Tài vật Bất biến (Nippariyāya āmisa) cũng gọi là tài sản cá nhân của Đức Thế Tôn. Chính do Đức Phật cho phép mà các vị Tỳ-kheo mới được nhận những loại y áo được cúng dường.
Trong kinh ‘Thiên Đại Phẩm’ (Luật Tạng), Đức Phật tuyên bố:
Ta cho phép các vị mặc những y được cúng dường bởi Phật tử. Còn những vị nào muốn mặc y phấn tảo thì ta cho phép cứ việc làm như vậy. Vị nào muốn nhận y từ các vị Phật tử, thì cũng có thể làm như thế. Còn riêng ta, ta sẽ luôn cảm thấy biết ơn và hài lòng với bất cứ những gì mà ta có được, dù tốt hay xấu’’
* Vật Thực
Trong suốt một thời gian dài trước khi Đức Phật cho phép, các Tỳ-kheo đã không được thưởng thức đồ ăn ngon. Họ phải sống nhờ vào đồ cúng dường có được khi đi bộ khất thực từng nhà một. Khi ở thành Vương Xá (Rājagaha), Đức Phật đã nói với các Tỳ-kheo:
Này các Tỳ-kheo. Bằng cách này, Ta cho phép chia sẻ những thức ăn cúng dường đến Tăng đoàn, những vật thực mà Tăng Đoàn có ý định cúng dường, vật thực do thí chủ thỉnh mời cúng dường, đồ ăn thừa đã được vứt bỏ, vật thực được cúng dường vào sáng ngày sau lễ Bố-tát (nửa tháng một lần tụng lại Giới bổn). Ta cho phép năm loại cúng dường vật thực đến Tăng đoàn. Và chỉ sau khi Đức Phật đồng ý như vậy thì các Tỳ-kheo mới được dùng đồ ăn ngon mà thôi.
* Trú Xứ
Cũng vậy, Đức Phật cho phép các Tỳ-kheo được sử dụng những chỗ ở sau để nương thân. Trước khi Đức Phật ra luật này, các Tỳ-kheo phải trú trong các thung lũng, dưới các phần đất lộ thiên và các tán cây. Nhưng một lần nọ, Đức Phật tuyên bố:
Này các Tỳ-kheo, từ nay trở đi ta cho phép sử dụng năm loại hang động: Đó là cốc có mái đôi, cốc có một mái, cốc có mái tầng hay cốc không có mái, hay hang động là nơi các Tỳ-kheo được phép sử dụng”.
* Dược Phẩm
- Tương tự, trước khi có luật này, các Tỳ-kheo phải tự làm thuốc và phần lớn chỉ nhờ vào một loại thuốc được làm từ trái cây trộn với nước tiểu bò. Tuy nhiên sau đó Đức Phật tuyên bố “Bằng cách này, ta cho phép sử dụng năm loại sau: bơ đặc, bơ tươi, dầu mè, mật ong, nước đường để làm thuốc”. Và sau đó cũng rất nhiều các loại thuốc khác dần dần được Đức Phật chấp thuận vì lợi ích về sức khoẻ của các Tỳ-kheo. Do đó có thể thấy rằng tất cả tứ vật dụng gọi là tài vật bất biến cũng được gọi là tài sản cá nhân của Đức Phật.
Về tài vật biến đổi như các thiện Nghiệp còn mục đích hướng đến việc kéo dài tái sanh trong luân hồi cũng là tài sản cá nhân của Đức Phật. Đúng vậy, trong các bài kinh hay những lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, loài người và chư thiên đã được học là những ai muốn được hưởng sự an lạc trong cõi Chư Thiên và Phạm Thiên đều phải thực hành bố thí, trì giới và đắc các tầng thiền. Miên mật hành trì ba việc trên sẽ dẫn đến tái sanh trong cõi người, cõi trời và Phạm thiên.
Theo định nghĩa trên,
  • Pháp Bất Biến được hiểu là Đạo - Quả - Niết-bàn.
  • Pháp Biến Đổi là các thiện Nghiệp liên quan đến sự giải thoát luân hồi sanh tử.
  • Tài vật Bất Biến là tứ vật dụng.
  • Tài vật Biến đổi là các thiện Nghiệp vẫn còn liên quan đến mục đích duy trì các kiếp tái sanh luân hồi.
Tất cả bốn loại này đều là tài sản cá nhân của Đức Phật. Vì thế, để nhấn mạnh về việc sở hữu hai loại Pháp và Tài vật nói trên, Đức Phật dạy là:
Này các Tỳ-kheo, hãy là những kẻ Thừa tự Pháp của ta, chứ đừng là những kẻ thừa tự tài vật”.
Giải thích
- “Cả hai loại Pháp: Pháp và Tài vật đều thuộc về Ta - Đức Thế Tôn. Hãy trở thành người thừa tự Pháp của ta. Đừng trở thành kẻ thừa tự tài vật thuộc về ta. Hãy chia sẻ và hưởng gia tài Pháp chứ đừng chia sẻ và hưởng tài vật (āmisa)”.
Một lần dưới thời của Đức Thế Tôn, có một Tỳ-kheo đã tốn hết thời gian của mình chỉ để cố gắng tìm cầu Tứ vật dụng. Tất nhiên vị ấy đã gác sang một bên nhiệm vụ chính của mình là tham thiền và hành trì đúng Giới Hạnh nhằm thoát khỏi dục lạc thế gian. Loại người này chỉ trú trong Giáo Pháp nhằm thừa tự tài vật của Đức Phật mà thôi, và họ được gọi là kẻ thừa tự tài vật (āmisadāyada). Đức Phật đã nhấn mạnh với các Tỳ-kheo cố gắng đừng trở thành những loại người này.
Nhưng một Tỳ-kheo khác, người đã sống cực kỳ tri túc về Tứ vật dụng được cho phép bởi Đức Phật và luôn thực hành sự quán tưởng sâu sắc về việc làm sao có thể ít sống phụ thuộc vào người khác nhất. Vị ấy cũng hành trì Tam vô lậu hoặc Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā) của các bậc Thánh nhân. Vị ấy sống:
  1. Tri túc, biết đủ với Tứ vật dụng (1) y, (2) vật thực), (3) chỗ ở, (4) dược phẩm có được.
  2. Luôn sống thanh thản, tự tại thực hành Thiền chỉ và quán (Vipassanā)
Những điều này được gọi là truyền thống của bậc Thánh (ariyavaṃsa). Những ai sống và luôn giữ được tâm như vậy, người đó được gọi là Thừa tự Pháp (dhammadāyāda). Các Tỳ-kheo được cảnh tỉnh mạnh mẽ để nỗ lực hết sức mình, trở thành một bậc Thánh Thừa tự Pháp.
Nhưng cũng có Tỳ-kheo có thể khởi lên hoài nghi là “Có phải Đức Phật dạy chúng ta như vậy vì Ngài không muốn chúng ta nhận quà cúng dường không?”. Và về sau, cũng có thể có những Tỳ-kheo nghi ngờ như vậy. Đức Thế Tôn vì muốn họ nhận thức ra là Ngài muốn họ được dồi dào những vật phẩm thực sự có giá trị, nên đã giảng một bài Pháp gồm nhiều đoạn.
Đức Phật Có Tác Ý Luôn Quan Tâm Tới Các Tỳ-Kheo Với Lòng Cảm Thông, Trắc Ẩn.
Tại sao đệ tử của ta phải Thừa tự Pháp chứ không thừa tự tài vật (āmisa)?” Trong con tim và tâm ý của ta, điều trước tiên là luôn luôn quan tâm và thương tưởng đến các đệ tử của mình”.
Chú giải đã giải thích về đoạn kinh trên như sau:
- “Tâm ta luôn tràn ngập các suy nghĩ và tác ý là quan tâm chăm sóc đến lợi ích và những điều tốt đẹp cho các đệ tử. Bằng cách nào để các đệ tử có thể trở thành người Thừa tự Pháp chứ không thừa tự tài vật (āmisa)?”
Đã lâu lắm rồi, từ thời Đức Phật Ca-diếp, đã có những Tỳ-kheo giống như vị Kapila - những người chỉ thích hưởng thụ vật chất (āmisa) và đã phạm rất nhiều Giới và trở thành một kẻ đồi bại. Có vô số các Tỳ-kheo, Tu nữ, Tỳ-kheo-ni đã bị đọa thành ngạ quỷ. Tâm chính tham khao khát tài vật của họ đã thiêu rụi thành tro tất cả hàng núi y áo và ngọn lửa tham này ngùn ngụt cháy trong bốn khổ cảnh (Ngạ quỷ, Địa ngục, Súc sanh, A-tu-la). Đức Phật đã nhìn thấy rõ những dạng người Đạo Đức giả phản trắc không xứng danh được gọi là Tỳ-kheo, giống như Đề-bà-đạt-đa dưới thời của Ngài. Mặt khác, Ngài cũng thấy rõ những vị Tỳ-kheo Giới đức như Đại Đức Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Kassapa và các Thánh Đệ tử khác, những người chỉ quan tâm đến Giáo Pháp và luôn đầy đủ phẩm chất của Tứ Tuệ Phân tích và các Tăng Thượng Trí. Vì thấy rõ và biết rõ tất cả điều trên, Đức Thế Tôn luôn mong đệ tử của Ngài hãy viên mãn các phạm hạnh của một bậc Tỳ-kheo, để có thể tránh đi xuống bốn đường ác đạo, chính vì vậy Ngài dạy rằng “hãy là những kẻ Thừa tự Pháp của ta, chứ đừng là những kẻ thừa tự tài vật (āmisa)”.
Hơn thế nữa, trong tứ chúng đồng tu là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Cận sự nam và Cận sự nữ, bất cứ ai chỉ quan tâm đến Tứ vật dụng và thiếu các phẩm chất của Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā), sẽ trở nên mê mờ và u tối, được ví như một đồng tiền giả, hay giống như một đống tro tàn nguội lạnh. Cho nên trong trường hợp của một bậc Thánh, người không màng vật chất mà chỉ an trú trong Pháp. Họ tỏa sáng giữa tứ chúng với phẩm chất cao quý của Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Lực thu hút mãnh liệt từ những phẩm hạnh cao quí này khiến các Ngài trở nên vô úy (không sợ hãi) như sư tử, chế ngự và quy phục tất cả những người xung quanh. Đây là lí do tại sao Đức Phật giáo huấn hãy thành người Thừa tự Pháp, không phải thừa tự tài vật (āmisa). Lời giảng dạy đầy lòng từ bi của Đức Phật đối với các đệ tử xuất phát từ lòng quan tâm vô lượng mà Ngài luôn dành cho họ. Cũng chính vì lòng mong ước nhân từ, Ngài mong họ nuôi dưỡng và nhận lãnh được những loại tặng phẩm có giá trị và thánh thiện hơn nhiều so với tài vật. Vì thế tiếp sau lời dạy, Đức Phật đã nói thêm một bài Pháp về những sự chê cười, trách cứ có thể sẽ xảy ra, nếu không có những lời giảng dạy trên của Ngài (MA. 1.95.).
Những hạng người bị chê trách
Đức Phật nói “Này các Tỳ-kheo, nếu người ta nói đệ tử của ta chỉ sống trong Giáo Pháp như những kẻ thừa tự tài vật (āmisa), không phải những kẻ thừa tự Pháp (Dhamma), đó là họ đang trách cứ chúng ta. Và điều đó cũng giống như đang chê trách chính vị thầy - là ta, Đức Phật” (M.1.15.)
Những lời này Đức Phật nói với các Tỷ-kheo vì muốn giảm nhẹ đi sự việc. Thực ra Ngài có ý là:
Này các Tỳ-kheo, nếu các ngươi coi trọng vật chất (āmisa) với thái độ lố lăng, sai lầm, thì những người Trí và các bậc giới hạnh sẽ quở trách rằng: Tại sao mà một bậc Toàn Giác lại không thể ngăn ngừa đệ tử của Ngài trở thành thừa tự tài vật (āmisa) thay vì thừa tự Pháp (Dhamma)?
Và đến lúc họ bất chợt bắt gặp những người tu mà chẳng giống chút nào với bậc chân tu. Thời họ sẽ trách cứ bằng những câu hỏi kỳ cục kiểu như:
Bạn đồng tu của những người này là ai?”, “Ai là thầy của những học trò này?
Giống như cha mẹ của những đứa con vô Đạo Đức bị người đời khiển trách về cách cư xử sai trái của đứa con này, với lời lẽ khinh bỉ: “Đây là con cái nhà nào vậy?
Cũng thế họ sẽ hỏi ta, Đức Phật, là:
Tại sao mà một bậc Toàn Giác lại không có khả năng ngăn ngừa đệ tử mình trở thành một kẻ thừa tự tài vật?
Do đó mà Đức Phật giảng một bài Pháp giải thích về những hậu quả không thể tránh khỏi nếu Ngài không dạy dỗ các đệ tử của mình. Để giải thích rõ về những lợi lạc từ những lời giáo huấn trên, còn nói thêm một bài Pháp sau.
Những Vị Tỳ-Kheo Đáng Được Tuyên Dương
Này các Tỳ-kheo, thật đáng khen nếu các Ngươi là những người thừa tự Pháp của ta chứ không thừa tự tài vật. Các đệ tử Phật sống trong Pháp để thừa tự Pháp chứ không để thừa tự tài vật.
Ta - Đức Phật, cũng có thể được người khác khiển trách và ca ngợi. Do đó, ta luôn nhắc nhở các ngươi. Hãy thừa tự Pháp, đừng thừa tự tài vật. Chính từ lòng quan tâm chân thành và lòng từ bi, thương xót đối với các Tỷ-kheo mà ta sách tấn họ như vậy.
Khi người ta thấy các vị Tỳ-kheo trẻ hành trì đúng theo lời Phật dạy như trong Chú giải và các bản dịch Pāli, họ sẽ hỏi như sau:
Bạn đồng tu của những người này là ai?Ai là thầy của những học trò này?”
Và khi đó họ được trả lời là:
Họ là đệ tử của vị Trưởng lão này hay vị Đại Trưởng lão kia”
Thì những người này sẽ hoan hỷ ngợi khen như sau:
Học trò của Ngài thực sự đã trung thành dâng hiến thân mạng mình cho vị thầy - người đã có năng lực giáo huấn và rèn luyện miên mật cho những học trò này.”. Theo cách này mà vị thầy không bị khiển trách.
Tương tự vậy, này các Tỳ-kheo, bởi các ngươi đã thừa tự Pháp chứ không thừa tự tài vật và đã chân chính quan sát và thực hành nghiêm ngặt từng điều nhỏ nhặt nhất trong Giới luật của các bậc Thánh như những Giới đức trong các Kinh - “Nālaka”, “Con đường mau chóng”, “Nguyệt Dụ”, “Ngưu Giác Lâm Đại Kinh”, “Kinh huấn luyện ngựa”, “Kinh Đại Không”. Bởi các ngươi hài lòng, vui thích trong việc thực hành Thiền chỉ và Quán, đến mức hành thiền là máu thịt của mình, đó là bằng chứng cho thấy các ngươi là những đệ tử chân chính (những người không tầm cầu Tứ vật dụng), mà an trú và hưởng được lợi ích thật sự từ Giáo Pháp, giống như mặt trăng đã thoát ra khỏi mây đen. Do vậy, ta - Đức Phật, sẽ không còn bị quở trách nữa. Khi họ hỏi: “Những vị này là đệ tử của ai vậy?”. Và được trả lời rằng: “Họ là đệ tử Đức Phật Gotama”. Thì những người khác sẽ ca ngợi: “Bậc Chánh Biến Tri, tự giác ngộ - Bậc Thế Gian Giải Tối Thượng đúng đắn, thành công, các vị đệ tử của mình, những ai có Đạo Đức, thực sự có năng lực để không thừa tự tài vật mà chỉ thừa tự Pháp.”. Bằng cách này ta, Ta, Đức Phật không còn bị chê trách nữa.
Tiếp theo lời dạy trên, Ngài đã giảng dạy kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) khen ngợi những ai hành trì đầy đủ và nghiêm khắc đúng theo Giới luật để trở thành người thừa tự Pháp.
Hai Vị Tỳ-kheo
(Trích Kinh Thừa Tự Pháp)
Này các Tỳ-kheo, ở đây một thời ta ăn đã xong, thoả mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thấy thoả thích, vừa ý, và còn lại đồ ăn thừa của ta đáng được quăng bỏ”. Khi ấy có hai vị Tỳ-kheo đến, đói lả và kiệt sức. Ta có thể nói với hai vị ấy: Nếu các ngươi muốn, hãy ăn đi. Nếu các ngươi không muốn ăn ta sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, ta sẽ bỏ xuống nước chỗ không có chúng sanh trong ấy.”
Rồi vị Tỳ-kheo thứ nhất nghĩ như sau: “Nay Thế Tôn đã ăn xong, thoả mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thoả thích, vừa ý, và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Nhưng Thế Tôn có dạy như sau: “này các Tỷ-kheo, hãy là kẻ thừa tự Pháp của Ta, đừng là kẻ thừa tự tài vật. Đây là loại tài vật, món đồ ăn này. Ta hãy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày hôm nay, đói lả và kiệt sức.”. Rồi vị ấy không ăn loại đồ ăn này và trải qua đêm ngày ấy, đói lả và kiệt sức“.
Với ý nghĩ như vậy và trong tình trạng bị đói lả nhưng vị ấy đã dành cả đêm để hành thiền Chỉ và Quán, hoàn thành nhiệm vụ của Tỳ-kheo chân chính.
Vị này đã bỏ cơ hội ăn đồ thừa trong bát Đức Phật - điều mà Chư Thiên và các chúng sinh khác rất thích được đặc ân này. Thay vào đó, với tác ý thánh thiện cao quí nhất, muốn trở thành người Thừa tự Pháp, vị này học theo gương sáng của một người trong lời giáo huấn của Đức Phật là:
Dù đầu của anh ta đang bị bốc cháy, thay vì dùng nước để dập tắt ngọn lửa trên đầu, vị này đã chọn giải pháp là tập trung cao độ, hành thiền Chỉ và Quán trong chính giây phút đó, nhằm dập tắt ngọn lửa thân kiến (sakkāya diṭṭhi) trong tâm mình”
Cho nên khi quán tưởng ví dụ trên, vị Tỳ-kheo này chịu đói lả và kiệt sức, dành suốt cả thời gian còn lại trong ngày và đêm hôm đó để nỗ lực hành thiền.
(Trích Kinh Thừa Tự Pháp)
Vị Tỳ Kheo, thứ hai nghĩ như sau: “Thế Tôn ăn đã xong, thoả mãn, đầy đủ, đã chấm dứt buổi ăn, tự cảm thoả thích, vừa ý, và đây là đồ ăn tàn thực của Thế Tôn đáng được quăng bỏ. Nếu chúng ta không ăn, Thế Tôn sẽ quăng đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ bỏ xuống chỗ nước không có chúng sanh trong ấy. Vậy ta hãy ăn loại đồ ăn này, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm nay như vậy.” Rồi vị ấy ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy”
Chú giải giải thích về đoạn kinh trên như sau:
Vị Tỳ-kheo thứ hai này nghĩ là “Việc này là đúng đắn khi ăn đồ thừa của Đức Phật, vì nó giúp giải quyết cơn đói và kiệt sức, và ta có thể dùng thời gian còn lại hành thiền và tu tập Bát Chánh Đạo - điều được trông ở Tăng đoàn”. Hơn nữa vị ấy cũng thấy rằng: Khó mà có thể tìm thấy thuốc men trong khu rừng đầy thú hoang này, còn việc đi khất thực trong làng nơi chứa đầy các ô nhiễm của ngũ dục, quả là một điều đáng chán. Đây là đồ ăn chưa bị hư, còn thừa lại trong bát Đức Phật, đồ ăn này trong sạch giống như hoàng tử mới ra đời trong dòng tộc quyền quí. Nó không thuộc năm loại đồ ăn mà Đức Phật cấm sử dụng, đó là:
  1. Vật thực được cúng dường bởi những kẻ đồi bại, phá Giới, không biết tàm quí (alajjī) - những kẻ không biết sợ khi làm điều tội lỗi, trái Giới luật.
  2. Vật thực được chuẩn bị và dâng cúng từ một vị tu nữ, người đã kiếm bằng cách dối trá, trái Giới luật như: tự phô trương và giả vờ đã đắc thiền, đắc Đạo-Quả hoặc nói dối là đã viên mãn về Giới, hay nói có bằng cấp học vị cao.
  3. Đồ ăn thuộc về một vị sư mà đang chịu đựng cơn đói dày vò. Cần cảm thông trắc ẩn trước nỗi khổ mà vị đó phải chịu.
  4. Nếu các bạn đồng tu hay các Tỷ-kheo nhỏ hạ hơn trong chùa đang phải chịu cảnh đói khát thì Tỳ-kheo có trách nhiệm chia phần ăn không nên nhận phần ăn đó vì quan tâm và lòng từ bi đối với những người khác.
  5. Trường hợp vị Tỳ-kheo có đồ ăn còn lưỡng lự và tiếc khi phải cúng dường thì người được cúng không được nhận đồ ăn ấy.
Vậy đồ thừa của Phật không thuộc năm loại thức ăn trên.
  1. Đây là đồ ăn từ Đức Phật – Bậc Tối Thượng nhất trong số những người có lương tri và phẩm hạnh; người luôn có tàm, quí để không bao giờ phạm Giới hoặc luôn cảm thấy hạnh phúc trong việc giữ các Giới trong sạch đã phát triển được.
  2. Đó là thức ăn Đức Phật đã có được bằng các phương tiện trong sạch và chân chính.
  3. Thức ăn này do chính Đức Phật có và chia sớt cho người khác.
  4. Không có ai khác đang phải chịu đói dày vò hay muốn ăn đồ thừa đó.
  5. Không có một ai trên thế gian này có hào phóng và lòng từ bi hơn Đức Phật.
Vì lý do trên mà vị Tỳ-kheo thứ hai này dùng đồ ăn thừa của Phật và dành thời gian còn lại hành thiền.
Vậy cả hai vị đều quyết định thực hành đúng theo cách thức tu tập Bát Chánh Đạo cần có ở các vị Tỳ-kheo. Vị thứ nhất quyết định không ăn vật thực mà mình có quyền hưởng, còn vị thứ hai thì ăn cũng loại thức ăn đó mà vị ấy có quyền hưởng. Về mặt thức ăn mà nói, nó cùng một loại dưới cùng một điều kiện và sự khác nhau duy nhất là chỉ là một người ăn, còn một người thì không.
Để giảng giải về sự khác nhau này một cách rõ ràng, Đức Phật đã dạy tiếp:
(Trích Kinh Thừa Tự Pháp)
Này các Tỷ-kheo, dầu cho vị Tỷ-kheo này, sau khi ăn loại đồ ăn ấy, trừ bỏ đói lả và kiệt sức, và trải qua đêm ngày hôm ấy như vậy, nhưng đối với Ta, vị Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho vị Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, thiểu dục (appicchatāya), tri túc (santuṭṭhiyā), khổ hạnh (sallekhāya), dễ nuôi dưỡng (subharatāya), có thể tinh cần thực hành thiền Chỉ - Quán để đoạn trừ các nghiệp bất thiện và tích lũy nghiệp thiện (vīriyārambhāya). Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy là kẻ thừa tự Pháp của ta, đừng là kẻ thừa tự tài vật.”
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Nói xong, Thế Tôn từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.
  • Chú giải viết:
Dù vị Tỳ-kheo thứ hai có ăn đồ thừa của Đức Phật, điều này không thể bị chê trách. Vị Tỳ-kheo ấy cũng vẫn xứng đáng được ca ngợi, vì sau khi ăn xong, vị đó đã nỗ lực tinh tấn thực hành Bát Chánh Đạo, nhiệm vụ cần có ở các Tỳ-kheo. Tuy nhiên, mặc dù vị Tỳ-kheo thứ hai lấy phần ăn xứng đáng thuộc về mình, dù cho vị ấy tiếp tục thực hành Bát Thánh Đạo, nhưng chính vị Tỳ-kheo đầu tiên là người dám bỏ cả cơ hội thoát khỏi đói lả mà chỉ tinh tấn theo đuổi con đường Bát Thánh Đạo là điều mong đợi ở các Tỳ-kheo – rõ ràng vị này có Giới đức thánh thiện hơn. Vậy trong hai vị đệ tử thì vị thứ nhất là người dũng cảm hơn, có Trí Tuệ hơn đáng được tuyên dương và kính trọng hơn.
* Lý Do Tuyên Dương.
- Theo lý do Đức Phật giải thích là vì bỏ qua cơ hội để dùng phần ăn thừa mà chỉ tập trung thời gian và công sức vào hành thiền, vị Tỳ-kheo đó có thể tăng cường khả năng thiểu dục, tri túc, có thể giải thoát khỏi các ô nhiễm và dễ nuôi dưỡng, có thể tinh tấn bền bỉ hành thiền Chỉ - Quán với nỗ lực cao nhất. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời là:
Trí Tuệ = Móc Sắt Luyện Voi.
- Nếu có lúc nào đó trong tương lai, những cảm xúc hay các tâm bất thiện khởi lên trong tâm vị Tỳ-kheo như:
(1) Quá dục (Atricchā): Tham muốn quá độ, thèm những tài vật mà người khác được cúng dường
(2) Ác dục (Pāpicchā): Mong muốn đen tối muốn có được đồ cúng dường bằng cách ba hoa khoác lác về thành tựu mà mình chưa hề đạt được.
(3) Đại dục (Mahicchā): Tham vô độ muốn sở hữu vô số tài vật và thậm chí, chỉ xài những đồ tốt mà thôi, không hài lòng với đồ xấu.
Thì lúc ấy, Trí Tuệ (được ví như một móc sắt để huấn luyện voi) có được từ cơ hội vượt lên cơn đói khát và kiệt sức để tinh tấn hành thiền trong quá khứ, sẽ nhắc nhở vị đó:
Này Tỳ-kheo, làm sao mà ta lại có thể để những tham muốn đen tối như vậy len lỏi trong tâm sau khi đã thành công trong việc chế ngự sự thèm muốn khi đã từng không ăn đồ thừa của Đức Phật?
Đây là cách mà vị ấy bị chiếc móc của sự quán tưởng (paccavekkhanā) đâm vào. Tương tự như vậy, nếu khi vị ấy không biết đủ, không vừa lòng với những gì được cúng dường, nếu ô nhiễm trong vị ấy có lúc tăng lên chứ không giảm xuống, thì chính lưỡi móc của Trí Tuệ sẽ giúp vị ấy ra khỏi tình trạng đó.
* Người không dễ nuôi dưỡng
  • Trong thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama có những Tỳ-kheo tham lam, ham muốn nhiều và chỉ thích chọn đồ tốt, không có thí chủ nào có thể cúng dường liên tục cho họ, những dạng người như vậy, những Tỳ-kheo đó lại cũng không có khả năng tự chu cấp cho mình Tứ vật dụng. Họ đúng là những người cực kỳ khó nuôi / hộ trì. Ngược lại có những Tỳ-kheo lại rất dễ nuôi dưỡng và các thí chủ dễ dàng hộ độ.
  • Một vị sư nọ, khi nhận đươc đồ ăn chua, thì lại đi tìm đồ ngọt. Khi nhận được đồ dâng cúng từ nhà này vị đó lại đem bỏ sau nhà khác, và sau khi đi khắp làng theo kiểu này, cuối cùng chỉ mang về chiếc bát rỗng và về chùa ngủ. Vị ấy bị hành hạ vì đói và kiệt sức. Đồng thời vị đó cũng không tự chu cấp được cho chính mình. Vị ấy chẳng vừa lòng với những gì nhận được. Vì không vừa ý nên vị ấy đem đổ ngay cả những vật thực nhận được từ ngôi nhà cuối cùng trong làng. Không có gì để ăn nên đành phải quay về tay không và phải đi ngủ như thế.
Có một vị sư khác, mặc dù bát đã được chất đầy đủ loại đồ ăn ngon lành, vẫn lên mặt khó chịu và quát mắng các thí chủ “Các người cúng dường ta thức ăn kiểu này à?”. Sau đó vị ấy đem phát hết cho các sadi và tu nữ. Khi thí chủ gặp phải loại Tỳ-kheo này sẽ nói là “Đúng là vị sư không thể chịu đựng nổi! Không có cách nào chúng ta có thể chu cấp cho các vị sư kiểu này” và họ sẽ rời xa vị sư này.
* Người dễ nuôi dưỡng
Nhưng cũng có những vị Tỳ-kheo có để chấp nhận bất cứ loại thức ăn nào, ngon hay dở, vị ấy sẵn sàng chấp nhận và rất hài lòng, chẳng hề muốn nhiều hơn và sau đó quay về chùa ngay để miên mật hành thiền - điều được mong đợi ở các Tỳ-kheo chân chính. Các vị Tỳ-kheo như thế này có khả năng tự chu cấp.
Hoặc có những Tỳ-kheo rất hoan hỷ thọ nhận đồ dâng cúng dù ít hay nhiều, ngon hay dở, cao lương mỹ vị hay đồ bình dân. Và sau đó với một tâm hoan hỷ và sẵn lòng, vị đó ăn một phần đồ cúng dường trước mặt thí chủ, sau đó quay về chùa ngay để miên mật hành thiền. Các vị Tỳ-kheo như thế này được gọi là dễ nuôi dưỡng, được yêu mến và kính trọng bởi tất cả Phật tử, những người nguyện cúng dường để chăm sóc vị sư đó và xin thỉnh vị sư ấy về ở ngôi chùa do họ xây cất.
  • Vị Tỳ-kheo Đầu Tiên
Vị Tỳ-kheo đầu tiên người đã không ăn thức ăn thừa của Đức Phật - nếu sau này có lúc nào vị ấy trở thành người khó nuôi dưỡng hoặc không tự chu cấp được, thì lưỡi móc Trí Tuệ sẽ giúp vị đó kiểm lại tâm mình, bằng cách tự hỏi tại sao vị ấy lại có thể để những tâm bất thiện như vậy có cơ hội phát triển.
Hoặc nếu có lúc vị đó trở nên dễ nuôi, chịu sự mệt mỏi hay biếng nhác trong việc hành thiền thì lưỡi móc Trí Tuệ sẽ hỏi vị ấy “Đã có lần chính ta đói lả và kiệt sức, nhưng nhất định không ăn đồ ăn thừa của Đức Phật, để thời gian hành thiền. Vậy làm sao một người đã từng nỗ lực đến như vậy lại có thể trở nên dễ duôi như bây giờ? Bằng cách này, tâm vị đó được thúc đẩy để từ bỏ những Nghiệp bất thiện và tích thêm Nghiệp thiện có được từ việc hành thiền miên mật.”
Do đó, nhờ một lần đã có kinh nghiệm khống chế một cách mạnh mẽ được ham muốn của tham mà suốt trong vòng luân hồi (saṃsāra), vị ấy sẽ có khả năng giữ được những phẩm chất tốt sau:
  1. Thiểu dục
  2. Tri túc
  3. Thoát ra được ô nhiễm
  4. Dễ nuôi dưỡng
  5. Có khả năng tăng sự tinh tấn của mình trừ bỏ bất thiện tâm và tích lũy thiện tâm qua việc hành thiền Chỉ-Quán miên mật
* Mười Đề Tài Nên Bàn Luận
  1. Đề tài Thiểu dục (Appiccha-kathā)
  2. Đề tài Tri túc (Santuṭṭhi-kathā)
  3. Đề tài về Độc cư / ẩn cư / viễn ly (Paviveka-kathā)
  4. Đề tài Ẩn cư (Asaṃsagga-kathā) (tách xa thân bằng, quyến thuộc, xa lìa ô nhiễm…)
  5. Đề tài ứng dụng sự tinh tấn trong hành thiền Chỉ và Quán (vīriyārambhāya-kathā)
  6. Đề tài Giới (Sīla-kathā)
  7. Đề tài Định (Samādhi-kathā)
  8. Đề tài các Tuệ Vipassanā và Tuệ Đạo (Paññā-kathā)
  9. Đề tài Tận diệt ô nhiễm (Vimutti-kathā) (Quả vị A-la-hán, Niết-bàn)
  10. Đề tài về Giải thoát Tri kiến Viên mãn (Vimuttiñānadassana-kathā)
Mười đề tài trên cần được tích cực bàn luận giữa các Tỳ-kheo. Ba trong số đề tài trên là (1) Thiểu dục (Appiccha-kathā), (2) Tri túc (Santuṭṭhi-kathā), (3) Tinh tấn (vīriyārambhāya-kathā) đã được trực tiếp thuyết giảng bởi Đức Thế Tôn trong kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta). Những đề tài còn lại được gom lại để thuyết giảng trong một bài kinh và đặt tên là các đề tài đoạn giảm (Sallekha – Kathā). Một bài được thuyết trong năm mươi Kinh Sau của Trung Bộ và Kinh Đại Không có một đoạn sau:
Này người hiền giả Ānanda, từ “Sallekha” có nghĩa là đoạn tận ô nhiễm bằng thực hành khổ hạnh. Nó thích hợp cho việc trừ bỏ các triền cái (nīvarana).
Chân lý được hiển lộ khi tận diệt được các triền cái (nīvarana) đã từng che phủ sự thật trong tâm. Quá trình vén bức màn này được gọi là hành thiền (thiền chỉ lẫn thiền quán). Nó dẫn dắt người ta nhận thức ra rằng để có thể giải thoát khỏi khổ đau và tham ái trong vòng luân hồi sinh tử, người đó cần phải có Trí Tuệ thấu suốt được Tứ Thánh Đế, để thành tựu A-la-hán Thánh Đạo Tuệ và chứng ngộ được trạng thái Vô Dư Niết-bàn. Và trên đây mười đề tài cần đuợc bàn luận (M. 3.155.).
Đức Phật cũng đã thuyết một bài Pháp về điều đó. Những Tỳ-kheo nào viên mãn được năm phẩm chất tốt như đã đề cập ở trên cũng có thể thành tựu được mười đề tài (kathā) nên bàn luận.
+ Đề Tài Về Độc Cư/Ẩn Cư/Viễn Ly
Cần thiết phải giảng thêm một chút về đề tài Viễn ly như sau. Có ba loại viễn ly:
  1. Viễn ly Thân (Kāyaviveka)
  2. Viễn ly Tâm (Cittaviveka)
  3. Viễn ly Sanh Y (Upadhiviveka)
1. Viễn ly Thân (Kāyaviveka): Thói quen sống cách ly, xa lìa khỏi thân bằng quyến thuộc, bạn bè nói chung, hay thói quen thích đi du lịch, ăn, ngủ…
2. Viễn ly Tâm (Cittaviveka): để thành tựu chín Pháp Siêu Thế, viễn ly Thân không thôi thì chưa đủ, nó rất cần thiết phải tiến hành những bước chuẩn bị để thực hành Thiền chỉ, với đề mục Kasiṇa nhằm đắc tám tầng thiền. Chính tám Thiền chứng này được gọi là viễn ly Tâm (Cittaviveka) – nó làm sạch tâm khỏi những ô nhiễm của năm triền cái.
3. Viễn ly Sanh y (Upadhiviveka): Xả ly không bám víu vào các kiếp tái sanh. Lại nữa, để thành tựu chín Pháp Siêu Thế, đắc tám tầng Thiền cũng vẫn chưa đủ. Việc đắc Thiền sẽ làm nền tảng cho Thiền Vipassanā, dẫn tới chứng ngộ hai Thánh Đế đầu tiên là Khổ Đế và Tập Đế. Các Pháp Hữu Vi (saṅkhāra) cần phải được thấu hiểu dưới ánh sáng của tam tướng là Vô thường, Khổ, Vô ngã cho đến khi đạt được quả A-la-hán. A-la-hán Thánh Quả - Niết-bàn được gọi là Viễn Ly Sanh y (Upadhiviveka).
Niết-bàn là sự Giải thoát khỏi Dục lạc thế gian (Kāmupadhi), khỏi tất cả các Phiền não (Kilesupadhi), khỏi tất cả các Pháp còn tạo Nghiệp (Abhisaṅkhārupadhi) để cho quả là tái sinh trong vòng luân hồi sinh tử và giải thoát khỏi Ngũ Uẩn (Khandupadhi). Vì vậy, những Pháp thuộc Niết-bàn được gọi là Viễn Ly Sanh y (Upadhiviveka) bởi nó không còn bốn Sanh y (Upadhi) là: Dục sanh y (Kāmupadhi), Phiền não sanh y (Kilesupadhi), Thắng Hành sanh y (Abhisaṅkhārupadhi) (các Pháp còn tạo Nghiệp) và Uẩn sanh y (Khandupadhi). Vị Tỷ-kheo luôn an lạc và hài lòng thực hành ba mức độ Viễn ly (viveka), sách tấn những người đến gặp vị đó để tán dương và ca ngợi lợi ích của ba Pháp Viễn Ly trên, vì hiểu rõ giá trị của nó. Sau khi bàn bạc xong về đề tài Viễn Ly, vị Tỷ-kheo để họ ra về và tiếp tục miên mật hành trì Thiền Định Thiền Vipassana (Samatha và Vipassanā).
Những vấn đề còn lại trong mười đề tài trên cần được suy xét và hiểu rõ theo cách như vậy. Những ai có thể thực hành tất cả mười đề tài này sẽ thành tựu viên mãn Tam Vô Lậu Học Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā).
Trong mười đề tài trên thì (Kātha)
  • Thiểu dục (Appiccha-kathā), Tri túc (Santuṭṭhi-Kathā), Ẩn cư (Asaṃsagga-kathā), Trì Giới (Sīla-kathā) là thuộc về phần Tăng Thượng Giới Học (Adhi∙sīla-sikkhā)
  • Độc cư, viễn ly (paviveka-kathā), Tinh tấn (vīriyārambhāya-kathā), Thiền Định (Samādhi-kathā) thuộc về phần Tăng Thượng Định Học (Adhi∙citta-sikkhā)
  • Tuệ Vipassanā (Paññā-kathā) và Tuệ Đạo (Vimutti-kathā), Tri Kiến Giải Thoát Viên Mãn (Vimuttiñānadassana-kathā) về phần Tăng Thượng Tuệ Học (Adhi∙paññā-sikkhā).
Những ai có thể thực hành mười đề tài trên cho đến khi đạt được Quả v A-la-hán là người có khả năng thành tựu Tam Vô Lậu Học.
Một Ví Dụ Thế Gian Để So Sánh
Những trận mưa như thác đổ rơi xuống các đỉnh núi và các vùng cao nguyên, rồi đổ xuống và lấp đầy các thung lũng và kênh mương. Sau đó đổ tiếp xuống hồ và đầm, tiếp tục chảy vào các con sông nhỏ và liên tục đổ ra những con sông lớn hơn. Nước từ các sông lớn đổ vào và lấp đầy biển cả vô tận.
Đó là cách được minh họa trong bài kinh Thừa tự Pháp, những vị Tỷ-kheo nào có đủ năm Phẩm chất tốt, cùng với việc thực hành mười đề tài nên bàn luận trên có thể đạt tới trạng thái bất tử, Niết-bàn. Đức Phật tuyên bố rằng Thừa tự Pháp (tức là thừa tự loại tài sản giá trị lớn nhất và cao quí nhất) có thể thành tựu bởi các vị Thánh Đệ Tử của Ngài. Do đó, vị Tỷ-kheo đầu tiên đáng được ca ngợi, tuyên dương và tôn kính. Vị đó chính là Người Thừa tự Pháp xứng đáng, chứ không Thừa tự Tài vật.
Nguyện Ước Làm Hưng Thịnh Giáo Pháp.
Trước khi kết thúc bài kinh Pháp tự, Đức Phật đứng dậy và lui vào trong hương phòng của Ngài. Lý do đi nghỉ trước khi kết thúc bài Pháp là:
hoặc (1) Bởi Ngài muốn xiển dương cá nhân của một vị Đại Đệ Tử.
hoặc (2) Bởi Ngài muốn xiển dương Giáo Pháp
Đức Phật thường tôn trọng và khen ngợi các Thánh Đệ Tử của Ngài như Tôn giả Xá-lợi-phất, Tôn giả Kaccāna hay Tôn giả Ānanda bằng cách tuyên bố:
Những vị Tỷ-kheo nào muốn biết thêm chi tiết trong các bài Pháp ngắn của ta hãy đến gặp ngài Ānanda hay Kaccāna. Những vị này sẽ giảng giải đúng đắn, thích hợp theo tư tưởng, suy nghĩ của Đức Thế Tôn. Sau đó người nghe sẽ đến ta và tham vấn thì ta sẽ nói với họ rằng: Này các Tỷ-kheo, cả hai Tôn giả trên đã rất thiện xảo trong việc giảng Pháp. Giả sử các vị có đến Đức Thế Tôn để hỏi những điều ấy thì ta cũng sẽ trả lời y hệt như vậy’”.
Đó là cách mà Đức Phật ban tặng những lời khen ngợi cho các Đệ Tử của mình. Các vThánh Đệ Tử này sau đó sẽ giải thích cho các Tỷ-kheo về những vấn đề Nhân – Quả. Nhờ vấn Pháp các vị thầy đáng tôn kính, các Tỷ-kheo hứng khởi thực hành Tam Vô Lậu Học giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Nhằm mục đích xiển dương cá nhân các vị Đệ Tử mà Đức Phật rút lui vào hương phòng, không giải nốt bài Pháp.
Bỗng một ý nghĩ thoáng qua trong tâm khi Đức Thế Tôn đã vào nghỉ trong phòng (đây cũng được coi là một phần bài kinh). Đức Phật nghĩ như sau:
Khi ta vô trong hương phòng thì Xá-lợi-phất, vẫn còn ngồi giữa đại chúng, sẽ thay ta trình bày chi tiết việc khen ngợi những ai Thừa tự Pháp, không Thừa tự Tài vật. Nếu như một bài Pháp này cũng được thuyết giảng một cách đồng nhất và đầy nhiệt huyết bởi cả ta và Xá-lợi-phất, nó sẽ trở nên cực kỳ lợi lạc, có giá trị và đặc biệt. Nó có thể ví như một con thuyền được neo ở một bến đỗ thích hợp, rồi từ cảng đó, vào lúc mà có bốn dòng nước chảy xiết, con thuyền ấy vẫn có thể bẻ lái dễ dàng rẽ sóng, vào ra vùng nước yên ả, hay giống như một cỗ xe ngựa đẹp đẽ được kéo bởi bốn con ngựa chiến thượng hạng.
Xá-lợi-phất, người đang ngồi cùng đại thính chúng, sẽ triển khai chi tiết bài kinh này, giống như vị nguyên soái được nhà vua chính thức ủy quyền sẽ thi hành lệnh được vua ban ra ngay cả khi không có mặt vua tại đó vì Ngài đã rời khỏi ngai vàng để đi lên lầu trên của cung điện. Nếu bài Pháp được thuyết giảng và được đại chúng nghe đúng theo mục đích và ý nguyện của cả ta và Xá-lợi-phất, Pháp sẽ được tỏa sáng ánh sáng chói lòa rực rỡ.
Đây là cách mà Đức Phật suy xét để xiển dương Giáo Pháp. Ngay khi nghĩ như vậy, dù đang ngồi trên cao thuyết Pháp, Đức Phật quyết định trong tâm như sau: Ước cho thân ta hòa nhập làm một với Tâm ta”. Lý do cho việc biến hóa thân này là vì nếu Đức Thế Tôn xuất hiện và rời khỏi nơi thuyết Pháp bằng thân vật chất của Ngài, thì tất cả thính chúng cũng phải đứng lên và đi theo Đức Phật và nếu vậy khó có thể tập hợp đại chúng lại để tiếp tục bài Pháp. Vì vậy, Đức Phật đã dùng thần thông biến trong nháy mắt để vô nghỉ trong hương phòng.
Bài Pháp của Đại Đức Xá-lợi-phất
Không lâu sau khi Đức Phật đi khỏi, Tôn giả Đức Xá-lợi-phất bắt đầu giảng tiếp bài Pháp. Tóm tắt như sau:
Kính thưa đại chúng. Khi mà Đức Thế Tôn sống và thực hành Hạnh Viễn Ly Thân, Viễn Ly Tâm và Viễn Ly Sanh Y, thì tại sao các Đệ Tử của Ngài lại không tinh tấn hành trì theo các Hạnh Viễn Ly? Và tại sao họ lại phải noi theo Đức Phật để thực hành điều này?”
Đại Đức đã đưa ra hai câu hỏi trên cốt để m đầu bài Pháp của mình. Dưới thời Đức Phật, những vị Tỷ-kheo đã có mười hay trên mười tuổi hạ được gọi là Thượng Tọa (Thera). Từ năm đến chín hạ được gọi là Trung Tọa (Majjhima). Dưới năm hạ được gọi là Tân Tỷ-kheo (Nava). Và bài Pháp đã được giảng trực tiếp cho tất cả các bậc Tỷ-kheo.
Những Người Không Tuân Thủ Ba Hạnh Viễn Ly Trên
  • Các vị Đệ Tử nào không noi theo Đức Phật để thực hành ba Hạnh Viễn Ly này bởi các lý do:
1/ Không từ bỏ các Bất Thiện Pháp mà Đức Phật dạy phải từ bỏ.
2/ Vì tiếp tục lo tích trữ thêm Tứ Vật dng, họ đã bỏ rất ít thời gian cho việc thực hành Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā)
3/ Tăng trưởng năm triền cái và do đó chắc chắn dẫn đến các khổ cảnh. Họ không nỗ lực thực hành để giải thoát khỏi bốn Sanh Y, sự thực hành được coi là nhiệm vụ bắt buộc đối với Tỷ-kheo.
Này các quí vị, bậc Tỷ-kheo có thể là đối tượng khiển trách vì ba lý do sau:
  1. Các đệ tử không miên mật học theo lối sống Viễn Ly (viveka) của Đức Thế Tôn.
  2. Các vị không chịu từ bỏ những điều Đức Phật dạy phải từ bỏ.
  3. Các vị quên đi không thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc đối với các Tỷ-kheo, họ hành xử vô trách nhiệm, không phấn đấu tu tập để chứng ngộ Niết-bàn.
Bị Khiển Trách
  1. Hãy nhìn các bậc Thượng tọa Cao Hạ (vassa) kia. Họ không hề sống trong các tu viện nơi rừng sâu hay núi cao yên tĩnh hiền hòa. Họ chỉ quan tâm sao cho khỏi phải sống xa làng mạc, họ miệt mài trong việc vui v giao du kết bạn. Họ không thực tập Hạnh Viễn Ly Thân, chẳng để ý tới Viễn Ly Tâm và viễn ly Sanh Y. Khó mà tưởng tượng được họ đã hành xử ra sao khi họ còn là Trung TọaTân Tỷ-kheo. Vì vậy, họ đáng bị chê trách. Này các Tỷ-kheo, nếu các vị không hoàn thiện trong việc thực tập ba loi Viễn Ly này, thì các vị sẽ bị người ta khinh thường”. Đó là lời Tôn Giả Xá-lợi-phất.
  2. Này các Tỷ-kheo, mặc dù những vị trên có tuổi hạ cao, nhưng họ chưa hề gột rửa được ô nhiễm về Tham, Sân, Si như được Đức Phật chỉ dạy. Thậm chí họ không hề tịnh tâm được chút xíu nào khi ngồi thiền, dù chỉ là một lát. Làm sao có thể coi là họ đã hoàn thành thời kỳ Trung Tọa và Tân Tỷ-kheo? Họ sẽ bị chê trách, chê cười như vậy đó.
  3. Này các Tỷ-kheo, những vị Thượng Tọa này, mặc dù tuổi hạ cao, họ lại chẳng hề tri túc với những gì họ có. Họ chỉ quan tâm đến việc tô điểm cho tấm thân bất tịnh này với y bát và tứ vật dụng, tìm các trú xứ tiện nghi như chùa lớn và giường êm. Họ không hề thực hành Hạnh ẩn cư, Viễn Ly khỏi bốn Sanh Y bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo để dẫn tới chứng ngộ Niết-bàn."Làm sao mà những người này có thể từng là một Trung Tọa và Tân Tỷ-kheo theo đúng nghĩa?". Đó là lý do họ bị chế giễu và nếu không khéo, các các vị rất có thể bị chê cười như vậy. "Làm sao những con người kiểu đó có thể trở thành một vị Đại Trưởng Lão?". Những vị Trung Tọa và Tân Tỷ-kheo có thể sẽ nhận được những lời lên án như vậy. Đó là những gì Tôn giả Xá-lợi-phất căn dặn các Tỷ-kheo.
Những Vị Noi Gương Thực Hành Ba Hạnh Viễn Ly
Này các Tỷ-kheo, Vị Thầy của tất cả loài người và loài trời, Đức Thế Tôn, đã sống với ba Hạnh Viễn Ly này. Do đó, tất cả các Đệ tử, dù ở bậc hạ (vassa) nào cũng noi gương thực hành miên mật ba Hạnh Viễn Ly trên.
  1. Họ từ bỏ những học thuyết mà Đức Phật cấm theo.
  2. Họ không sống thừa thãi trong Tứ Vật Dụng. Họ không quên lãng việc hành trì để thành tựu Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā).
  3. Họ đã diệt trừ được năm triền cái để không bị xuống bốn khổ cảnh. Họ đặt lên hàng đầu các cho các nhiệm vụ cần có ở một bậc Tỷ-kheo và tinh tấn nỗ lực chứng ngộ Niết-bàn để Viễn ly bốn Sanh Y.
  • Này các Tỷ-kheo, trong số những Đệ tử và những người có hành trì theo lời dạy Đức Phật, các Tỷ-kheo Thượng Tọa được khen ngợi do ba lý do sau:
  1. Họ noi theo Đức Phật, tinh tấn hành trì ba Hạnh Viễn Ly.
  2. Họ đã từ bỏ các ô nhiễm Tham (lobha), Sân (dosa), Si (moha) đúng theo lời Phật dạy.
  3. Họ không cố tích lũy tứ vật dụng, không lãng quên nhiệm vụ thực hành Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ (paññā). Họ hoàn toàn diệt trừ năm triền cái dẫn tới bốn khổ cảnh. Họ đã đặt ưu tiên cho các nhiệm vụ cần có ở một bậc Tỷ-kheo và tinh tấn để chứng ngộ Niết-bàn, giải thoát khỏi bốn sanh y.
(Tương tự như vậy với các Hạ tọa và Trung Tỷ-kheo)
Này các Tỷ-kheo, theo cách trên và phải đến mức độ như trên thì những đệ tử và những người theo Phật mới được gọi là noi gương Đức Phật thực hành ba Hạnh Viễn Ly.
Được Ca Ngợi
  1. Mặc dù các vị Tỷ-kheo này đã thuộc vào bậc Thượng tọa, cao hạ, họ vẫn chọn cách sống trong rừng sâu và vùng núi cao, bên ngoài những vùng có đông dân cư. Dù tuổi già sức yếu, đáng lẽ ra phải ở gần làng mạc, nhưng họ đã không chọn giải pháp này. Bởi vì họ hiểu rằng càng già yếu thì lại càng phải hết sức cố gắng thành tựu các Thiện Nghiệp và trừ diệt hết các bất Thiện Nghiệp. Như vậy, những thí chủ dâng cúng tứ vật dụng sẽ hoan hỷ và hào phóng. Không cần biết bậc Thượng Tọa này đã trải qua những giai đoạn Trung Tọa, Tân Tỳ-kheo thế nào, nhưng họ đã đi tới chỗ được khen ngợi tôn kính vô cùng vì đã nỗ lực trở thành một người Thừa tự Pháp. Họ được cả Đức Phật lẫn những Thánh nhân khác tán dương.
  2. Những vị Tỷ-kheo này đã theo đúng lời Đức Phật chỉ dẫn để tận diệt ô nhiễm Tham (lobha), Sân (dosa), Si (moha). Họ thực tập Hạnh Viễn Ly Tâm bằng cách Hành Thiền Chỉ (Samatha) đề mục Kasiṇa và nhờ thế đạt được tám tầng Thiền. Mặc dầu những vị Thượng tọa Tỷ-kheo này đã đến lứa tuổi cao nên ở cùng với các vị Tỷ-kheo khác để được giúp đỡ chăm sóc. Nhưng họ chọn giải pháp là vào cốc của mình để hành thiền ngay khi ăn xong và chỉ trở ra ngoài vào buổi tối. Cũng vậy, một khi đã quay lại cốc mình vào buổi tối để hành thiền, họ chỉ ra ngoài khi trời đã sáng. Bằng cách này, họ miên mật siêng năng thực tập các đề mục thiền Kasiṇa, chứng được các tầng thiền và chứng Đạo và Quả. Với những sự chứng đắc này, họ liễu ngộ Niết-bàn. Trong giai đoạn đầu thực tập Kasiṇa và Vipassanā, thỉnh thoảng các ô nhiễm vẫn khởi lên trong tâm, trong khoảng thời gian vị đó đắc định an trú trong các tầng Thiền, thì những ô nhiễm được tận diệt trong đúng khoảng thời gian đó mà thôi. Chỉ khi đạt Tuệ Thánh Đạo A-la-hán, các ô nhiễm mới hoàn toàn bị diệt tận gốc rễ không còn dư sót và đây là lúc giai đoạn Viễn Ly Tâm được thành tựu viên mãn. Bằng cách này và vì lý do thứ hai này những vị Thựợng Tọa sống trong Giáo Pháp (sāsanā) đề Thừa tự Pháp, xứng đáng được Phật và những vị Thánh ngợi khen.
  3. Khi tuổi cao sức yếu, những vị Tỷ-kheo này xứng đáng được những vật dụng tốt – như y được may bằng lụa hay các loại sợi mỏng, mềm mịn và thoải mái dễ chịu. Nhưng ngược lại, ngay cả trong khi Cao niên, Lạp Trưởng, họ cũng chỉ mặc y phấn tảo, hay may bằng vải vụn từ những y cũ rách. Họ nghiêm túc thực hành lời Phật dạy về tam vô lậu học Giới (Sīla), Định (Sāmadhi), Tuệ (Paññā) và an trú trong Giáo Pháp, thoát khỏi những chướng ngại và bất tịnh gây ra bởi năm triền cái và các ô nhiễm, thoát khỏi bốn sanh y và tập trung vào để thành tựu Quả vị. Đây là lý do thứ ba khiến họ được gọi là những người Thừa tự Pháp, xứng đáng được Đức Phật và các vị Thánh ngợi khen. (Tương tự đối với các bậc Tân và Trung Tỷ-kheo)
Để tóm tắt lại những gì trong đoạn trên, có tất cả chín lý do để chê trách những vị Tỷ-kheo gọi là những người Thừa tự Tài vật (āmisa), ba lý do đối với mỗi bậc Tỷ-kheo.
Tương tự có chín lý do để tuyên dương các vị Tỷ-kheo được gọi là những người Thừa tự Pháp.
Sau bài thuyết giảng về chín lý do khen ngợi và chín lý do chê trách, tức là mười tám lý do trên những đối tượng hoặc Thừa tự Pháp hoặc Thừa tự Tài vật, một bài Pháp được giảng thêm về các trạng thái tâm cần phải trừ diệt. Tóm tắt bài Pháp như sau:
16 Tùy Phiền Não Cần Diệt Trừ
  1. Tham (Lobha): ước mong bám víu và tham đắm dục lạc thuộc loài hữu tình, vô tình cũng như các cõi lạc (người, chư thiên, phạm thiên).
  2. Sân (Dosa): ước muốn hãm hại / hủy diệt người khác.
  3. Phẫn nộ (kodha): Ý muốn chiếm hữu một cách tức giận.
  4. Cột hận (Upanāha): có ý nghĩ đen tối hận thù.
  5. Bạc ơn (Mekkha)
  6. Kiêu mạn (Palāsa) (Về hơn thua địa vị xã hội, vật chất).
  7. Ganh tỵ (Issā): ganh tỵ với địa vị, thành công của người khác
  8. Bỏn xẻn (Macchera)
  9. Xảo trá (Māyā)
  10. Khoa trương (Sāṭheyya)
  11. Ngoan cố (Thambha): tánh khó dạy
  12. Đàn áp, bức hại người khác (Sārambha)
  13. Ngã mạn (Māna)
  14. Tăng thượng mạn (Atimāna)
  15. Mê đắm (Mada): say mê trong bất thiện
  16. Dễ duôi (Pamāda) trong việc hành trì Giới, bố thí, hành thiền và các pháp Nghiệp khác.
Những trạng thái tâm bất thiện trên không nên có được trong tâm vị Tỷ-kheo và nếu có cần phải được diệt trừ bởi bất cứ thành viên nào trong Tăng đoàn. Những trạng thái tâm bất thiện này sẽ dẫn tới chia rẽ Tăng đoàn, chia rẽ Ni đoàn, sự bất hòa giữa các Phật tử và trong loài người nói chung.
Trong số các bất thiện tâm trên, tham sẽ dẫn dắt các Tỷ-kheo đến chỗ Thừa tự tài vật (āmisa). Những vị Tỷ-kheo này sẽ bị áp đảo bởi tham ái và dính mắc vào vật chất, tài vật. Nếu các tài vật (āmisa) không đạt được, lập tức sân (dosa) sinh khởi. Nói cách khác, nếu tài vật không có được, lo lắng và đau khổ sẽ thế chỗ của tham muốn và dính mắc. Thậm chí ngay cả khi tài vật được thỏa mãn thì sự dính mắc và bám víu (chấp thủ) vào tài vật này sẽ gia tăng. Khi mà không có ai cúng dường, hoặc đồ cúng dường không được vừa ý thì sân hận và bất toại nguyện đối với Thí chủ cúng dường hoặc đối với Tứ vật dụng được cúng dường lập tức sanh khởi. Sự ám ảnh phải tìm kiếm cho ra Tứ vật dụng đến từ lòng tham (taṇhā). Việc tầm cầu luôn sanh khởi đối với Tứ vật dụng cũng như tất cả những loại vật chất khác.
Vì vậy, chín loại phiền não có gốc rễ từ tâm tham (lobha) sẽ hình thành như sau:
  1. Tầm cầu (Pariyesana): mải mê tầm cầu tài vật do bị tham ám ảnh.
  2. Lợi đắc (Lābha): phải kiếm/ có bằng được những vật chất này, do sự tầm cầu thúc đẩy.
  3. Phân chia (Vinicchaya): sau khi kiếm được tài vật, bận rộn tâm trí trong việc chia phần sao cho hợp lý (phần này để cho mình, phần này cho người khác, phần để dành, phần để tiêu...)
  4. Dục ác (Chandarāga): phấn khích, mải mê đối với việc tính toán trên.
  5. Tham lam (Ajjhosāna): mê đắm và dính mắc đối với tài vật trên mạnh mẽ đến nổi không dám sử dụng nó vì sợ mất, hư hao.
  6. Chấp giữ (Pariggaha): khư khư ôm giữ làm của mình vì sợ bị mất của.
  7. Bỏn xẻn (Macchariya): keo kiệt, tủn mủn do sự khư khư ôm giữ quá đáng sanh ra.
  8. Giữ của (Ārakkha): luôn canh phòng, bảo vệ những của cải vì keo kiệt, bủn xỉn.
  9. Vì chấp thủ dính mắc vào sở hữu tài vật nên nghĩ ra đủ các điều xấu xa tội lỗi, tranh chấp, vu khống, phỉ báng, dối trá....
Hơn thế, những suy nghĩ đen tối, tội lỗi như ghen tức với chùa chiền khác, tặng phẩm, thí chủ hay Thiện tín; nói chung là tài vật hay các thành tựu Pháp học hay Pháp hành của người khác. Những loại tật đố này cũng là thành tố của tâm sân (dosa).
Những ô nhiễm kể trên là các Pháp bất thiện dẫn dắt Tỷ-kheo tới chỗ chỉ Thừa tự tài vật (āmisa), chứ không thừa tự Giáo Pháp (Dhamma). Chính vì vậy, Đại Đức Xá-lợi-phất có tiếp nối đoạn kinh sau:
Này các Tỷ-kheo,
  1. Tham là bất thiện tâm,
  2. Sân là bất thiện tâm (cũng vậy là các ô nhiễm khác Kodha, Upanāha, Mekkha, Palāsa, Issā, Macchera, Māyā, Sāṭheyya, Thambha, Sārambha, Māna, Atimāna, Mada,
  3. Pamāda cũng là bất thiện tâm.
Tất cả mười sáu tùy phiền não này chỉ có thể tận diệt bằng cách thực hành con đường Trung đạo – Đó chính là Bát Chánh Đạo – Con đường Trung đạo này sẽ có thể:
  1. Tác thành mắt (Cakkhukaraṇī): khiến một người thành tựu con mắt Trí Tuệ để hiểu sâu sắc Tứ Thánh Đế.
  2. Tác thành trí (Ñānakaraṇī): giúp một người có Trí Tuệ Minh Sát để có thể liễu ngộ sâu sắc Tứ Thánh Đế.
  3. Đưa đến an tịnh (Upasamāya): tức là giúp hành giả dập tắt lửa phiền não (mười sáu tùy phiền não)
  4. Đưa đến thắng trí (Abhiññaya): giúp hành giả có Trí Tuệ (như các Tuệ Vipassanā), nhằm liễu ngộ Tứ Thánh Đế.
  5. Đưa đến giác ngộ (Sambhodāya): bằng cách giúp đưa đến Tuệ Đạo của một bậc Thánh, để thấy và hiểu thấu suốt Tứ Thánh Đế.
  6. Đưa đến Niết-bàn (Nibbānāya): bằng cách giúp hành giả chứng ngộ Niết-bàn.
Con Đường Trung Đạo.
Con đường Trung đạo là Bát Chánh Đạo - Pháp thanh tịnh và Pháp của các bậc Thánh. Thế nào là tám? – Đó là:
  1. Chánh Kiến Samādiṭṭhi = Thấy và biết Tứ Diệu Đế.
  2. Chánh Tư duy Sammāsaṅkappa = đặt tâm muốn thấy và biết Tứ Thánh Đế.
  3. Chánh Ngữ Sammāvācā = cố ý tránh nói dối, không nói lời chia rẽ, lời thô ác và tránh nói không đúng thời hay không đúng chỗ.
  4. Chánh Nghiệp Sammākammanta = cố ý tránh hành động, hành xử bất thiện, chỉ làm những điều thiện (ví dụ như: Hành thiền chỉ và quán)
  5. Chánh Mạng Sammā-ājīva = cố ý tránh các cách kiếm sống tà vạy, sai trái.
  6. Chánh Tinh tấn Sammāvayāma = nỗ lực tận diệt các bất thiện Nghiệp bằng cách gieo trồng thiện Nghiệp (như hành thiền Chỉ - Quán miên mật.)
  7. Chánh Niệm Sammāsati = luôn giữ niệm đúng đắn trên các đề mục thiền Chỉ - Quán.
  8. Chánh Định Sammāsamādhi
Này các Tỷ-kheo – Đó là con đường Trung Đạo”. Đức Thế Tôn nói và kết thúc bài kinh Thừa Tự Pháp.
Để có thể trở thành những đệ tử thừa tự Pháp, không thừa tự tài vật, chúng ta phải thực hành Bát Chánh Đạo một cách miên mật và có hệ thống từ thấp đến cao, để cuối cùng có thể thấy và biết thấu đáo Tứ Diệu Đế. Nhờ chứng ngộ được A-la-hán Thánh Đạo Tuệ và A-la-hán Thánh Quả, lúc đó mỗi người có thể tuyên bố rằng:
Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro ca panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti. (S. 2.56.)
Ta đã thành tựu viên mãn việc thực hành Bát Chánh Đạo – điều cần phải được tu tập hành trì trong Giáo Pháp (sāsanā), Ta đã làm xong những việc cần làm trong thời kỳ có Giáo Pháp, liên quan đến Đạo Giải thoát”.
Như đã đề cập trong kinh Vô ngã Tướng và các bài kinh khác, mỗi người bắt buộc phải hoàn thiện những việc cần làm trong thời kỳ có Giáo Pháp, để trở thành một người như vậy, vị ấy cần phải thành tựu được hai điều kiện tiên quyết sau:
  1. Tinh tấn thực hành tu tập, với quyết tâm mạnh mẽ chứng Đạo - Quả - Niết-bàn, luôn khao khát muốn gieo trồng thiện Nghiệp gồm cả Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa) bằng cách tu tập Bát Chánh Đạo trong kiếp cuối cùng thuộc thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật trong hiện tại.
  2. Luôn duy trì trong tâm khát vọng mãnh liệt và cháy bỏng để thành tựu Chánh Trí bằng việc tu tập Bát Chánh Đạo.
Hai điều kiện tiên quyết này cần được hoàn thiện sao cho Ba-la-mật trong yếu tố số một được củng cố và hỗ trợ bởi Ba-la-mật trong yếu tố hai ở trên, để cuối cùng thành tựu được Chánh trí.
Khát Vọng Mãnh Liệt Trong Tâm.
Có người hỏi rằng để viên mãn Chánh trí, nó thật sự cần thiết không, ngoài việc hoàn thiện các Ba-la-mật gồm Minh (vijjā) và Hạnh (caraṇa), còn cần phát triển một tâm khao khát mãnh liệt nữa không?
Ở đây, chúng ta biết bốn yếu tố trong “Tứ như ý túc” (iddhipāda) để khát vọng thành tựu Chánh Trí này trở thành hiện thực:
  1. Dục (chanda): Khát vọng (nguyện ước) mãnh liệt thành tựu Chánh trí.
  2. Cần (vīriya): nỗ lực không ngừng nghỉ thành tựu Chánh trí
  3. Tâm (citta): Tâm mạnh mẽ, sâu sắc hướng tới thành tựu Chánh trí
  4. Tuệ (vīmaṃsa): Trí Tuệ thấu hiểu và sắc bén về tam tướng Khổ, Vô thường. Vô ngã.
Trong quá trình tu tập nỗ lực để làm tròn đầy các Ba-la-mật cần thiết (nhằm thành tựu Chánh Trí), nếu hành giả ưu tiên lấy một trong bốn yếu tố trên để thực hành, thì lập tức ba yếu tố còn lại sẽ theo sau.
Ví dụ: nếu yếu tố một là “Dục” (Chanda) đi đầu thì ba yếu tố Cần (Vīriya), Tâm (Citta), Tuệ (Vīmaṃsa) còn lại sẽ xuất hiện sau. Cũng vậy, nếu Cần như ý túc đi đầu thì ba yếu tố còn lại là Dục, Tâm, Tuệ như ý túc sẽ theo sau. Nhưng cần chú ý rằng trong một số trường hợp “Dục như ý túc” được đặt ưu tiên lên hàng đầu, nhưng ngược lại trong trường hợp khác, nó lại chỉ là yếu tố đi theo sau.
Sau khi đã hoàn thiện các nhiệm vụ cần làm trong cả Bát Chánh Đạo Hiệp Thế và Bát Chánh Đạo Siêu Thế, các bậc A-la-hán thường nhập và an trú trong các trạng thái sau. bởi họ mong ước mạnh mẽ hưởng được hiện tại lạc trú trước khi họ hoàn toàn giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử (Đại bát Niết-bàn). Những trạng thái mà các bậc Thánh an trú là:
  1. Nhập các tầng thiền Định.
  2. Nhập (A-la-hán Quả) Arahattaphala
  3. Nhập Diệt Thọ Tưởng Định Nirodhaphala
  4. Hành thiền Vipassanā vipassanā bhāvanā
  5. Thẩm sát và nghiên cứu các Trí Tuệ Đặc Biệt, năng lực Thần thông.
Và thỉnh thoảng họ dành thời gian của mình vào việc:
  1. Giảng Pháp nhằm sách tấn những người khác giác ngộ về Tứ Thánh Đế, điều mà các vị Thánh đã thành tựu viên mãn.
  2. Liên tục tổ chức triệu tập họp Tăng Đoàn với mục đích duy trì kéo dài thêm thời kỳ Giáo Pháp của Đức Phật.
  3. Hoằng Pháp (xiển dương kinh kệ của Đức Phật).
Bằng cách này, các bậc A-la-hán đã hoàn thành, thực hiện những điều cần làm - bằng cách đặt lên hàng đầu một trong bốn yếu tố của Tứ như ý túc trên. Trong tất cả các bậc A-la-hán, những vị Thánh đã thực hiện hoàn thành viên mãn các việc cần làm, thì Tôn giả Xá-lợi-phất trong kinh Thừa Tự Pháp được coi là bậc A-la-hán mẫu mực trong Giáo Pháp. Ngài thực sự luôn giữ đúng chuẩn mực trong tất cả mọi trường hợp, dù những người khác có hành xử đúng hay sai. Một trong các phương pháp tu tập mà Tôn giả Xá-lợi-phất thường thực hành đã được mô tả trong bài kinh “Sư Tử Hống “(thuộc Tăng Chi Bộ Kinh). Bài kinh mô tả trạng thái tâm Thánh thiện của bậc Thượng Trí với một nhân cách đáng tôn kính ở Tôn giả Xá-lợi-phất, mà tất cả chúng ta đều nên noi theo. Trích đoạn kinh:
Thưa Đức Thế Tôn ví như mặt đất vĩ đại, người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ bất tịnh, quăng phẩn uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và máu.
Ví như mặt đất không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán (không vui không buồn) với những thứ quăng ném đó. Cũng vậy, thưa Đức Thế Tôn, tâm con an trú trong Giáo Pháp với tâm rộng mở, không thiên vị, công bằng, thánh thiện, tâm vô lượng, không có kẻ thù (không có bất thiện tâm là kẻ thù bên trong, không có tâm thù oán, dối nghịch người khác là kẻ thù bên ngoài) và không ganh ghét, không đau buồn, khổ não, giữ được tâm bình thản giống như đất vậy.”
KINH SƯ TỬ HỐNG
Bài kinh đã ra đời trong hoàn cảnh như sau:
Như vậy tôi nghe: Một thời, Sau Khi Đức Thế Tôn trải qua mùa an cư ở thành Xá Vệ, tại Kỳ Đà Lâm, do ông Cấp Cô Độc xây cất và cúng dường. Thực tế là cho tới cuối mùa an cư, Đức Phật không đi bất cứ nơi nào ngoài Tịnh Xá. Lúc đó, Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng “Nếu Đức Thế Tôn muốn đi du hành trong quốc độ, thì đây là thời điểm thích hợp. Cho nên ta sẽ gợi ý để Thế Tôn đi lúc này”. Với ý nghĩ đó, Tôn giả Xá-lợi-phất tập hợp những vị Tăng khác quanh mình và đến chỗ Đức Phật.
Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Đức Thế Tôn:
- Bạch Đức Thế Tôn, con đã sống an cư trong mùa mưa tại thành Xá Vệ. Bạch Thế Tôn, nay con muốn ra đi du hành trong quốc độ.
Đức Thế Tôn cho phép và nói rằng:
- Này Xá-lợi-phất, nay Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời.
Thế là Tôn giả Xá-lợi-phất rời khỏi Tinh Xá với một đoàn tùy tùng gồm nhiều Tăng và những ngừơi khác cùng đi.
Đúng lúc ấy, một sự giận dữ vô cớ diễn ra trong đầu của một vị sư. Khi thấy Tôn giả Xá-lợi-phất rời khỏi Tinh Xá với một đoàn tùy tùng rất đông, vị ấy nghĩ: “Những vị Tăng này lại đi cùng Tôn giả Xá-lợi-phất mà bỏ Đức Phật ở lại. Ta phải dừng chuyến du hành này lại mới được”
Có một lý do rất nhỏ nhặt khiến vị Sư muốn phá vỡ chuyến du hành này là: Sau khi đảnh lễ Đức Phật, Tôn giả Xá-lợi-phất đứng dậy và tiến về phía Đức Thế Tôn. Khi đi ngang qua vị Sư này, vô tình, viền áo ngài Xá-lợi-phất chạm nhẹ vào người vị Sư. Một số người nói rằng sự xúc chạm ấy tạo nên do luồng gió nhẹ trong lúc Tôn giả di chuyển, chứ không hề do cố ý. Chỉ vì một chuyện nhỏ vô tình này mà vị sư nảy sinh ghen ghét. Thêm vào đó, khi thấy Tôn giả Xá-lợi-phất rời khỏi Tinh Xá với một đoàn tùy tùng rất đông đã khiến vị ấy tức tối và muốn dừng chuyến du hành lại.
Ngoài ra, còn có một lý do khác được giải thích trong Chú giải Kinh Pháp Cú như sau:
Sau khi đảnh lễ Đức Phật, Đại Trưởng lão Xá-lợi-phất và đoàn Tăng tháp tùng bắt đầu rời khỏi Tinh Xá Kỳ Đà lâm. Nhưng lúc đó, ngoài đoàn Tăng tháp tùng Ngài còn có thêm những vị sư khác cũng đòi đi theo Ngài, để giải tán những vị sư không có phận sự đi theo này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã đọc tên họ từng người mà Ngài biết mặt.
Trong số đó chỉ có duy nhất một vị sư mà Ngài không nhớ họ tên. Vị Sư này chờ Ngài Xá-lợi-phất ban cho vinh dự là đọc đúng tên họ của mình để trở về, nhưng lúc ấy Ngài Xá-lợi-phất không thể nhớ ra tên họ của vị này, dù đây là người duy nhất trong cả hội chúng đông đảo như vậy. Với một ý nghĩ sai lầm là: “Tôn giả Xá-lợi-phất đã không tôn kính ta như các vị Tỷ-kheo khác”, vị sư này nảy sinh ác cảm với Ngài, cộng thêm chuyện là bị viền áo Ngài Xá-lợi-phất chạm vào người nên sự ghen ghét càng tăng lên.
Với tính thù vặt, vị ấy tính toán như sau: Vào lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất và đoàn tùy tùng chắc hẳn đã dời khỏi Tinh xá, ta đến gặp Đức Phật và dựng chuyện phóng đại như sau: “Thưa Đức Thế Tôn, Tôn giả Xá-lợi-phất, mặc dầu với cương vị là một Thượng thủ Thanh Văn, đã đánh mạnh vào tai con gần như điếc, mà không hề nói lời xin lỗi trước khi vị ấy đi.
Khi nghe thấy những lời buộc tội này, Đức Phật suy xét: “Nếu ta nói là Tôn giả Xá-lợi-phất không hề làm hại ông” thì lập tức vị đó trả đũa lại: “Đức Thế Tôn bênh Trưởng lão Xá-lợi-phất chứ không bênh con”.
Bằng cách nói như vậy, vị đó sẽ nghĩ sai lầm về ta. Nếu vị đó phạm phải sai lầm này, chắc chắn sẽ bị đọa xuống bốn khổ cảnh trong kiếp sau. Thấy rõ điều này, Đức Phật nghĩ nên triệu tập Tôn giả Xá-lợi-phất tới đối chất việc này. Do đó, Ngài bảo vị Tỳ-kheo này là:
- Này Tỳ-kheo, hãy nhân danh Ta, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất: “Thưa Tôn giả, bậc Đạo Sư cho gọi Tôn giả.
- Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn.
Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Xá-lợi-phất, và nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:
- Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.
- Thưa vâng, này Hiền giả.
Tôn giả Xá-lợi-phất vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Lúc bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Tôn giả Ānanda cầm chìa khóa, đi từ tinh xá này đến tinh xá khác nói rằng:
- Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Nay Tôn giả Xá-lợi-phất sẽ rống tiếng rống con sư tử trước mặt Thế Tôn.
Rồi Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên Thế Tôn, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất đang ngồi xuống một bên:
- Ở đây, này Xá-lợi-phất, một đồng phạm hạnh có điều bất mãn với Thầy: "Bạch Thế Tôn, Tôn giả Xá-lợi-phất, mặc dầu với cương vị là một Thượng thủ Thanh Văn, đã đánh mạnh vào tai con gần như điếc, mà không hề nói lời xin lỗi trước khi vị ấy đi ".
Thật vậy, bạch Thế Tôn, với ai không an trú niệm thân trên thân, người ấy, ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  1. Ví như, bạch Thế Tôn, trên đất, người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ bất tịnh, quăng phẩn uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không xấu hổ, hay không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như đất, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  2. Ví như, bạch Thế Tôn, trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ bất tịnh, rửa sạch phẩn uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch máu, rửa sạch mủ; tuy vậy nước không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như nước, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  3. Ví như, bạch Thế Tôn, lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ bất tịnh, đốt phẩn uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như lửa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  4. Ví như, bạch Thế Tôn, gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ bất tịnh, thổi phẩn uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu; tuy vậy gió không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như gió, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  5. Ví như, bạch Thế Tôn, một miếng vải lau chùi lau các đồ tịnh, lau các đồ bất tịnh, lau phẩn uế, lau nước tiểu, lau nước miếng, lau mủ, lau máu; tuy vậy miếng vải lau chùi không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như miếng vải lau chùi, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  6. Ví như, bạch Thế Tôn, con trai của một người Caṇḍāla (Chiên-đà-la: hạ liệt) hay con gái của một người Caṇḍāla, với tay cầm bát ăn xin, mặc đồ rách rưới, đi vào làng hay đi vào thị trấn, với một tâm trạng hạ liệt. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như con trai của một người Caṇḍāla hay con gái của một người Caṇḍāla, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  7. Ví như, bạch Thế Tôn, một con bò đực, với sừng bị cưa, hiền lương, khéo điều phục, khéo huấn luyện, đi lang thang từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, không hại một ai với chân hay với sừng. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như một con bò đực với sừng bị cưa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  8. Ví như, bạch Thế Tôn, một nữ nhân hay một nam nhân còn trẻ tuổi, thanh niên, ưa thích trang điểm, sau khi gội đầu, sẽ lo âu, xấu hổ, nhàm chán nếu xác rắn, hay xác chó, hay xác người được cuốn vào cổ người ấy. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con lo âu, xấu hổ, nhàm chán với cái thân đầy bất tịnh này. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
  9. Ví như, bạch Thế Tôn, có người mang một cái bát đầy mỡ, có thủng nhiều lỗ, thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con mang cái thân này, có thủng nhiều lỗ, có thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm Hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.
Đại Trưởng lão đã dùng chín ví dụ trên để diễn tả trạng thái tâm thánh thiện mà Ngài đã phát triển được nhờ quá trình tu tập. Rồi khi nghe những lời vang dội này, vị Tỷ-kheo đã phỉ báng Tôn giả Xá-lợi-phất ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện. Con đã xuyên tạc Tôn giả Xá-lợi-phất, không ý thức, trống không, vọng ngôn, không thật. Mong Thế Tôn chấp nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn đón về tương lai.
- Này Tỷ -kheo, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, Thầy đã xuyên tạc Tôn giả Xá-lợi-phất, không ý thức, trống không, vọng ngôn, không thật. Này Tỷ-kheo, vì Thầy đã thấy tội ấy là một tội, đã phát lộ đúng pháp, Ta chấp nhận tội ấy cho Thầy. Ðây là một sự tiến bộ, này Tỷ -kheo, trong Pháp Luật của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, phát lộ đúng pháp, và ngăn đón trong tương lai.
Rồi Thế Tôn, nói với Tôn giả Xá-lợi-phất:
- Này Xá-lợi-phất, hãy tha thứ kẻ ngu si này, ông ta còn quá xa với Đạo và Quả, để đầu của ông ta khỏi bị chẻ ra làm bảy mảnh.
- Bạch Thế Tôn, con tha thứ cho Tôn giả ấy, nếu Tôn giả ấy nói với con: "Hãy tha thứ cho", và nếu con có phạm lỗi Tôn giả ấy cũng mong Tôn giả ấy tha thứ cho con.
Đó chính là một tấm gương tiêu biểu mẫu mực của một bậc Thánh đáng được noi theo, trong đó Bát Chánh Đạo Hiệp Thế và Bát Chánh Đạo Siêu Thế đã được tu tập cho tới lúc thành tựu viên mãn A-la-hán Thánh Đạo, theo tấm gương ấy, việc tu tập theo đúng cách thức xa xưa từ thời Đức Phật đã được thực hành trong Giáo Pháp (sāsanā).
Thân Hành Niệm (Kāyagatā Sati)
Theo năm mươi hai kinh cuối của Kinh Trung bộ có bài kinh: “Thân Hành Niệm” (Kāyagatā Sati Sutta (M. 3.130-140)) mà trong chú giải có giải thích như sau:
Kāyagatāsatinti kāyapariggāhikampi kāyārammaṇampi satiṃ. Kāyapariggāhikanti vutte samatho kathito hoti, kāyārammakanti vutte vipassanā. Ubhayena samathavipassanā kathitā honti” (MA.4.102)”
Vậy theo giải thích như trong bản ngữ Pāli trên, Thân Hành Niệm được hiểu như sau:
  • Niệm thân có tính chất Giới hạn
  • Niệm trên đối tượng là ba mươi hai thân phần.
Satisīsena taṃsahagate bhavaṅgadhamma vadati (MA.3.315)
Theo phụ chú giải có giảng rằng, đối tượng của niệm không chỉ gồm ba mươi hai thân phần thuộc Sắc Pháp, mà bao gồm luôn tất cả Danh Pháp. Nói cách khác, nó gồm tất cả các pháp thuộc Danh pháp, trong mỗi sát-na tâm và mỗi tốc hành tâm, đồng sanh với tâm sở niệm.
+ Cho nên Kāyapariggāhikasati = “niệm thân giới hạn”, ở đây muốn ám chỉ đến phần Thiền chỉ (Samatha)
+ Còn kāyarammanasati = “niệm thân”, lúc này muốn ám chỉ đến phần Thiền Vipassanā.
Kāyoti dve kāya nāmakāyo ca rūpakāyo ca (PsM.181)
Theo phần “Niệm hơi thở” trong “Vô Ngại Giải Đạo” bằng tiếng Pāli như trên đây, từ “Thân” (Kāya) trong “Thân Hành Niệm” (Kāyagatā) phải được hiểu như sau:
    1. nāmakāya = nhóm danh pháp (thuộc thân)
    2. rūpakāya = nhóm sắc pháp (thuộc thân).
Chữ kāya (thân) chính là sự kết hợp của cả hai – tức cả nhóm danh và sắc pháp. Trong nhóm sắc pháp thuộc thân “Rūpakāya” là các pháp thuộc sắc Chân Đế gồm hai loại sau:
1 – “bhūta” = nhóm sắc tứ đại (đất, nước, lửa, gió)
2 – “upādā” = nhóm 24 sắc y đại sinh (nhóm sắc còn lại trong 28 sắc Chân Đế trừ bốn sắc tứ đại trên) đây là những chấp thủ phát sinh từ tâm, đó là: sắc, thinh, hương….
Theo ý nghĩa được giải thích trong Vô ngại giải Đạo ở trên, thì nhóm sắc Chân Đế này là:
1 – assāsakāya (hơi thở vô) và passāsakāya (hơi thở ra).
2 – Ānāpāna Nimitta: Quang tướng được hình thành trên hơi thở ra, vô.
Theo đó kāyapariggāhikasati = “niệm thân giới hạn” thuộc về thiền chỉ. Do đó, như giải thích trong phần trên, “thân “phải được hiểu là “Nhóm Danh pháp và nhóm Sắc pháp” - nói cách khác, “thân” bao gồm:
+ Assāsakāya – passāsakāya = nhóm hơi thở ra - nhóm hơi thở vô = ānāpāna nimitta (quang tướng hơi thở) và đối tượng thiền chỉ được phát sinh do (là kết quả của) năng lực thiền, dựa vào hơi thở ra, vô (các đối tượng thiền chỉ này được mô tả ở phần tới).
+ Còn kāyaramanasati = “niệm trên đối tượng thân” - ở đây có ý nghĩa thiền quán Vipassanā. Vì thế, nó có nghĩa là Nāmakāya (nhóm danh pháp), Rūpakāya (nhóm sắc pháp) được quán sát dưới ánh sáng của tam tướng là Vô thường, Khổ, Vô ngã.
Vậy theo chú giải ở trên, khi sự tu tập của hành giả đã trở nên thuần thục sâu sắc trong thiền có đối tượng là thân, thì cần chú ý rằng nó bao gồm cả thiền chỉ (Samatha) lẫn thiền quán (Vipassanā).
Kāyagatāsatisutte pana yassa vaṇṇato upaṭṭhāti, taṃ sandhāya cattāri jhānāni vibhattāni (AbA.2.216)
Mahāsatipaṭṭhānasutte cuddasāvidhena kāyānupassanā kathitā, suṇṇakajātāni aṭṭhikāni pariyosānaṃ katvā kāyānupassanā neddiṭṭhā, idha pana kesādīsu vaṇṇakasiṇavasena nibbattitānaṃ catunnaṃ jhāñāṇaṃ vasena uparidesanāya vaḍḍhitatta aṭṭharasavidhena kāyagatāsatibhāvanā (MA.3.315)
Đúng như những điều được giải thích trong chú giải và phụ chú giải, Kinh Đại Niệm Xứ mô tả 14 loại đối tượng cho thân hành niệm. Trong bài kinh “Thân Hành Niệm” (kāyagatāsati sutta) cũng mô tả cách đắc bốn tầng thiền sắc giới – bằng thực tập đề mục bốn kasiṇa màu bằng cách sử dụng chính 32 thân phần làm đối tượng. Ở đây, giải thích rằng chúng ta phải hiểu rõ: tổng số có 18 loại đối tượng cho “Thân hành niệm” như sau:
  1. Phần niệm hơi thở (ānāpana).
  2. Phần tứ oai nghi (Iriyāpatha).
  3. Phần Chánh niệm tỉnh giác (Sampajañña)
  4. Phần Quán 32 thể trược (32 thân phần) (Paṭikūlamanasikāra)
  5. Phần quán tứ đại.
6-14: Phần Quán bất tịnh (chín giai đoạn tử thi) (Navasivathika).
Trên đây tổng số là 14 loại cả thảy và 14 loại này được đề cập trong kinh Đại Niệm Xứ. Nhưng Đức Phật đã nhắc lại trong kinh “Thân Hành Niệm” là ngoài 14 loại đối tượng trên, còn có bốn loại thiền sắc giới (rūpāvacara) sử dụng 32 thân phần làm đề mục kasiṇa màu. Vậy trong “Thân Hành Niệm”có tổng số 18 đối tượng tất cả.
Những màu sắc của 32 thân phần có thể dùng làm đề mục kasiṇa là:
  1. Màu nâu sẫm, giống màu tóc và các phần mầu nâu khác trong cơ thể được dùng làm đề mục kasiṇa nâu (nīla).
  2. Mầu vàng: giống màu nước tiểu và các thân phần có mầu vàng trong cơ thể, được dùng làm đề mục kasiṇa vàng (pīta) trong thiền.
  3. Màu đỏ, giống như màu của máu và các thân phần có màu đỏ khác trong cơ thể được dùng làm đề mục kasiṇa đỏ (lohita) trong thiền.
  4. Màu trắng, giống như xương và các thân phần có màu trắng khác trong cơ thể được dùng làm đề mục kasiṇa trắng (odāta).
Bằng việc thực tập bốn đề mục kasiṇa màu trên, hành giả có thể đạt bốn tầng thiền sắc giới đối với mỗi đề mục.
(Những giải thích đầy đủ và phương pháp thực tập các loại thiền khác nhau có thể tìm thấy trong năm tập “Pháp Hành Dẫn Đến Niết-bàn” (Nibbānagāminipaṭipadā))
Hơn thế, Đức Phật còn giảng rộng về mười lợi ích đạt được từ việc thực tập 18 loại “Thân Hành Niệm” (kāyagatāsati) trên (bao gồm cả phần thiền chỉ và thiền quán).
Mười Ích Lợi Của Việc Thực Tập 18 Loại Thân Hành Niệm.
  1. Có thể khống chế ước muốn hay thèm muốn đắm chìm trong dục lạc và các cảm giác không muốn tích lũy các thiện Nghiệp bằng cách tu tập thiền chỉ và quán.
  2. Có thể áp đảo những nỗi lo sợ, khiếp đảm trước sự vật đáng kinh sợ.
  3. Có thể chịu đựng những nóng, lạnh, đói, khát quá độ, có thể chịu đựng muỗi, mòng, ruồi, rắn, bò cạp hay bọ chét cắn chích, có thể kiên nhẫn chịu đựng sự mắng chửi, buộc tội từ người khác. Có thể chịu đựng đói khát, bạo lực, tai họa, nghèo khổ, dơ dáy, cay đắng, những nghịch cảnh về thân, tâm trong đời.
  4. Có thể đắc bốn tầng thiền sắc giới (rūpāvacara) một cách dễ dàng và không tốn công sức.
  5. Có thể chứng đắc các năng lực biến hóa, thần thông đặc biệt.
  6. Có thể đắc thiên nhĩ thông
  7. Có thể đắc tha tâm thông
  8. Có thể nhớ được các kiếp quá khứ.
  9. Có thể đắc thiên nhãn thông
  10. Có thể đắc lậu tận thông.
Trong trường hợp Đại Trưởng Lão Xá-lợi-phất - Ngài đã viên mãn tu tập thân hành niệm (kāyagatāsati) cho tới lúc không những đạt được mười lợi ích trên, mà còn thành tựu được Trí Tuệ siêu việt của một bậc Thượng thủ Thanh Văn. Bởi đã hoàn thiện tất cả những việc cần làm trong Giáo Pháp (sāsanā) với nguyện lực mãnh liệt (bằng cách đặt lên hàng đầu một trong Tứ như ý túc), Đại Trưởng Lão Xá-lợi-phất dám nói lời dũng cảm và Thánh thiện như tiếng sư tử hống. Đó là một tấm gương mẫu mực về sự tinh tấn nỗ lực phấn đấu, để trở thành một người Thừa Tự Pháp chứ không Thừa Tự tài vật (āmisa) mà các bậc tiền bối từ thời quá khứ đã thực hành. Đó là sự tu tập “Thân Hành Niệm”đúng đắn của các bậc Thánh nhân từ thời xa xưa, đáng được tán thán, khen ngợi, yêu thích, kính trọng và noi theo.
Nguyện cho tất cả các độc giả Thánh thiện của bài viết khiêm nhường này - có khả năng làm trường tồn Giáo Pháp (Sāsanā) bằng cách thành tựu việc noi theo tấm gương của các bậc Thánh nhân từ thời xa xưa tu tập Thân hành Niệm (Kāyagatāsati).
Với tất cả lòng từ.
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayādaw
Trung Tâm Thiền Pa-Auk Tawya
Mawlamyine, tiểu bang Mon, Myanmar
Ngày 28-07-2005


Không có nhận xét nào: